Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D và định vị GPS trong việc hỗ trợ cứu hỏa

Mai Thy| 25/03/2019 13:05

KHPTO - Nhóm tác giả Phạm Hoàng Bảo, Trần Huỳnh Duy, Nguyễn Thị Thanh Thùy (sinh viên Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM) đã nghiên cứu đề tài Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D và định vị GPS trong việc hỗ trợ cứu hỏa và dập lửa khi xảy ra hỏa hoạn.

Chỉ trong 9 tháng đầu của năm 2018, cả nước xảy ra2.989 vụ cháy, làm 73 người tử vong và 163 người bị thương, tổng thiệt hại lên đến 1.590 tỷ đồng. Để giảm thiểu những tổn thất mất mát xảy ra quá lớn cần phải phát hiện đám cháy xảy ra ở giai đoạn đầu chưa lan rộng và có những biện pháp sơ tán người dân ra đến nơi an toàn sớm nhất. Đồng thời khi quét nhiệt, lính cứu hỏa có thể phát hiện nhiệt độ cao ở một vài điểm trong tòa nhà, đó chính là nơi nguyên nhân dẫn đến cháy nổ cần phải dập tắt đám cháy tại điểm gây cháy trước để tránh lây lan.

Từ đó, nhóm đã thực hiện một App – Web cứu hộ, phần mềm được sử dụng hệ thống định vị GPS trong nhà (nơi không gian hẹp) để xác định đúng vị trí của người gặp nạn và hướng dẫn hướng đi an toàn rời khỏi tòa nhà.

Xét ở một phòng của một căn hộ cụ thể, khi có tai nạn xảy ra, chuông báo cháy của tòa nhà sẽ hoạt động mạnh mẽ. Khi người trong phòng phát hiện có hỏa hoạn, trước tiên họ sẽ dùng những biện pháp thô sơ như đeo khẩu trang thấm nước, đeo mặc nạ chống độc v.v… Sau đó dùng thiết bị di động có kết nối 3G/4G dùng App được cài đặt/đăng nhập tài khoản từ trước để định vị vị trí của bản thân. Sau đó, khi rời khỏi cửa, thiết bị quét nhiệt tòa nhà sẽ cung cấp cho người dùng địa điểm an toàn để thoát hiểm.

Còn ở bên ngoài, những người cứu hộ sẽ thực hiện công tác phun nước dập lửa, đồng thời có nhân viên đăng nhập vào Web được cung cấp có hình mô phỏng toàn tòa nhà, từ đó có thể thấy người còn kẹt lại trong căn nhà thông qua thiết bị định vị của họ được thể hiện bằng những chấm đỏ. Từ đó, có thể cứu hộ người dân một cách nhanh chóng, hạn chế được số người chết do ngạt thở khi có hỏa hoạn xảy ra.

Việc ứng dụng phần mềm đã giúp đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội như: giảm thiệt hại tài sản, cụ thể là xác định được chính xác nguồn gây cháy để tập trung chữa cháy khu vực đó; giảm sự cháy lan qua khu vực lân cận, giúp giảm mất mát tài sản lẫn thiệt hại chung cư; nhờ vào chức năng định vị vị trí người dân mà giảm được số lượng người thương vong; công tác cứu hỏa, hỗ trợ dễ dàng và người dân dựa vào đó có thể tìm được đường thoát an toàn.

Một cách tổng quát, theo bạn Phạm Hoàng Bảo, đại diện nhóm tác giả, việc xây dựng mô hình 3D mô phỏng tòa nhà kết hợp với cảm biến nhiệt và định vị GPS nhằm cung cấp vị trí người sử dụng trong toà nhà, hệ thống GPS cần phải có độ chính xác cao trong không gian nhỏ. Dựa vào cảm biến nhiệt kết hợp với mô hình 3D của toà nhà mà ta có được cái nhìn tổng quát về đám cháy và hướng đám cháy lây lan.

Về hướng phát triển phát triển tiếp theo, có thể phát triển ứng dụng nhầm cập nhật các thông số quan trắc không khí trong toà nhà (như nồng độ O2, nồng độ CO2), giúp dự báo khả năng cháy khi có cháy và liên hệ với tổng đài 114. Có thể gửi cả thông tin về tòa nhà như nơi bắt đầu cháy, nồng độ O2 ­và CO2 khi đó ra sao v.v… để lực lượng cứu hỏa có thể chuẩn bị dụng cụ đầy đủ nhằm ứng phó.

Điều kiện cần thiết là mỗi chung cư cần trang bị thiết bị cảm biến nhiệt, ít nhất mỗi tầng một máy nhằm hỗ trợ tốt nhất cho ứng dụng. Tổ chức một khóa học hướng dẫn sử dụng ứng dụng cho sở cứu hỏa và người dân trong các chung cư nhằm đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp nhất.

Đây là đề tài đã được chọn vào vòng thuyết trình cuộc thi: “Tìm kiếm giải pháp, sản phẩm GIS TP.HCM năm 2018” do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D và định vị GPS trong việc hỗ trợ cứu hỏa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO