Quản lý tăng huyết áp bền vững cần nỗ lực lớn từ cộng đồng

MAI THY| 05/06/2019 09:24

KHPTO – Theo BS. Phan Thị Mỹ Nhung, điều phối viên dự án Cộng đồng vì trái tim khỏe, cán bộ chuyên trách Chương trình phòng chống tăng huyết áp (THA) TP.HCM (Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM),

Theo đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Thị Mỹ Hạnh, Trần Minh Huân, Nguyễn Thị Đăng Thư, Nguyễn Hoàng Lan (đăng tải trên tạp chí Y học dự phòng), trong năm đầu tiên điều trị đột quỵ, trung bình một bệnh nhân phải chi trả hơn 38 triệu đồng. Không những thế, người bệnh sau điều trị khó có thể hồi phục hoàn toàn, đôi khi mất khả năng lao động khiến gánh nặng tài chính càng thêm nặng nề.

Cùng xét ở phương diện tài chính, phòng ngừa THA thông qua tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống tích cực lại tiết kiệm hơn rất nhiều. GS. Đỗ Doãn Lợi, nguyên viện trưởng Viện tim mạch quốc gia, chia sẻ rằng: “Nếu điều trị THA khéo, mỗi tháng không hết 100 ngàn đồng”.

Như vậy nếu tuân thủ điều trị THA, mỗi năm tổng chi phí khoảng 1,2 triệu đồng, thấp hơn so với chi phí điều trị đột quỵ năm đầu tiên khoảng 31 lần. Quan trọng hơn hết, sức khỏe của người mắc THA gần như không bị ảnh hưởng. Nói cách khác, “sống chung” với THA vừa không tạo áp lực cho kinh tế gia đình vừa ít ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mắc.

Theo tài liệu hướng dẫn thực hành Chăm sóc sức khỏe cộng đồng do UNICEF phát hành năm 2017, có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, bao gồm:

1. Các yếu tố vật lý, địa lý, môi trường, quy mô dân cư và sự phát triển công nghiệp.

2. Các yếu tố văn hóa và xã hội, kinh tế, chính trị, tín ngưỡng, chuẩn mực xã hội và tình trạng kinh tế xã hội…

3. Các tổ chức trong cộng đồng như các cơ sở y tế sẵn có (y tế tư nhân, y tế công) và khả năng tổ chức để giải quyết vấn đề (vận động chính quyền thành phố…).

4. Hành vi cá nhân (các hành vi tăng cường sức khỏe như tập thể dục, tiêm chủng, tái chế rác thải…).

Như vậy, sức khỏe cộng đồng chịu tác động rất lớn từ nỗ lực của hệ thống cơ sở y tế sẵn có, nỗ lực của mỗi cá nhân và tác động của cả cộng đồng.

Kể từ năm 2016 với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức PATH, dự án Cộng đồng vì trái tim khỏe đã được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở y tế TP.HCM, triển khai của Trung tâm y tế TP.HCM. Sau hơn 2 năm, ngoài việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp người dân hiểu và chủ động chăm sóc sức khỏe tim mạch một cách khoa học và bền vững, dự án đã xây dựng thành công cơ sở dữ liệu ban đầu về người mắc THA tại Việt Nam.

Năm 2019, dựa những kết quả ban đầu và dữ liệu trên phần mềm quản lý THA, kết hợp với sự chỉ đạo của các trung tâm y tế và trạm y tế, sự vào cuộc của chính người dân ở vai trò là cộng tác viên và điểm đo THA, dự án Cộng đồng vì trái tim khỏe đang tiếp tục đẩy mạnh việc nhắc nhở và tư vấn tận nhà cho người mắc THA.

Từ năm 2016 đến 2018, dự án được triển khai thí điểm tại 4 quận là quận 8, 12, Gò Vấp và Thủ Đức với mục đích giúp người dân nâng cao nhận thức về THA; giúp phát hiện sớm, phòng ngừa, điều trị và quản lý THA hiệu quả và bền vững hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý tăng huyết áp bền vững cần nỗ lực lớn từ cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO