Thử tìm cách hóa giải virus kháng kháng sinh

Y học - Ngày đăng : 07:57, 19/05/2020

KHPTO - Tổ chức y tế hiện nay phân chia ra các ngành chuyên khoa sâu, theo đó bệnh nhân (BN) liên quan đến bệnh nào thì sẽ khám và điều trị tại chuyên khoa đó. Ví dụ, BN tiêu hóa thì khám chuyên khoa tiêu hóa; BN có bệnh về thận, bàng quang thì khám khoa tiết niệu... Các bác sĩ (BS) chuyên khoa khám và cho thuốc đặc trị của bệnh đó.

Kết quả điều trị có khả quan nhưng sau một thời gian sẽ tái phát. Sau năm lần bảy lượt sẽ đi đến kết luận là “lờn thuốc”. Ngành dược khoa đôi khi phải nghiên cứu sản xuất ra thuốc thế hệ 2, 3. Nhưng cũng chỉ là thuốc “tăng liều cao”. Sử dụng thuốc một thời gian cũng lại có hiện tượng kém hiệu quả. Và từ vấn đề “lờn thuốc” đưa đến suy luận “Virus kháng kháng sinh”, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao có virus kháng kháng sinh?

Đường xâm nhập virus/vi khuẩn là miệng (tiêu hóa, hô hấp) và đường sinh dục (quan hệ sinh lý)

Khi BS khám cho BN nam hay nữ, cho toa thuốc thường thêm khoản kiêng cữ quan hệ sinh lý 1 đến 2 tuần. Sau đó quan hệ lại bình thường. Đây là nguyên nhân tái nhiễm. Kinh nghiệm hành nghề y trong 40 năm tại khoa phụ sản, chúng tôi đã luận ra rằng “Bệnh phụ khoa là bệnh 2 người”. Đến nay, lại luận ra rằng bệnh nhiễm trùng cũng là bệnh 2 người. Để tránh khỏi tái nhiễm, chúng ta cần phải tìm hiểu về sức khỏe của người phối ngẫu và phải điều trị cả 2 người.

Chúng ta nên nhớ rằng các cơ quan, tạng phủ đều được nuôi dưỡng bởi máu. Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa hay sinh dục thì máu sẽ bị nhiễm. Con người là một xã hội thu nhỏ. Ngoài xã hội, các con sông/suối rất quan trọng, tương đương với hệ tuần hoàn của con người. Khi dòng sông bị “lấn chiếm”, tương đương với hệ tuần hoàn “bị tắc nghẽn”, mạch máu bị thu hẹp dẫn đến thiếu máu ở tim, ở não đưa tới đột quỵ có thể gây tử vong; khi các dòng sông bị đào xới, sẽ đưa đến sạt lở, tương đương với hệ tuần hoàn bị “phình ra” (phình động mạch chủ) có thể vỡ bất cứ lúc nào đưa đến tử vong.

Ngày nay, ngoài sự hư hại của các dòng sông phải kể đến việc ô nhiễm, tương đương với việc máu bị nhiễm trùng. Nếu ta điều trị theo đường chuyên khoa với các thuốc đặc trị mà không quan tâm đến nhiễm trùng máu thì hiện tượng tái nhiễm sẽ xảy ra. Máu bị nhiễm đưa tới việc suy giảm hệ miễn dịch được coi là “rào cản” virus/ vi khuẩn. Kinh nghiệm của tác giả luận

ra rằng điều trị bất cứ tạng phủ nào, chỉ cần điều trị nhiễm máu, cái gốc của viêm nhiễm (phụ khoa, tiết niệu, hô hấp, tiêu hóa...) và chúng ta sẽ thấy sự tái nhiễm giảm đáng kể. Ngoài ra, toàn bộ các cơ quan tạng phủ cùng lúc được tác động tốt. Nếu chỉ điều trị bằng thuốc đặc trị, BN sẽ hết tạm thời và bớt, nhưng không thấy khỏe hoàn toàn. Sự “không thấy khỏe hoàn toàn” là vì các tạng phủ khác cũng vẫn bị tác động của nhiễm máu.

Tại sao hóa giải virus kháng kháng sinh cũng lại là thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh không diệt virus mà trị nhiễm máu. Khi máu không bị nhiễm, hệ miễn dịch sẽ được củng cố, được tăng cường. Chính hệ miễn dịch mới là “rào cản”, là “đối thủ” của virus. Phương thức này chủ đích là tăng cường hệ miễn dịch. Kết hợp hai loại kháng sinh này là ngăn chặn ngay “cửa ngõ xâm nhập virus/vi khuẩn” là miệng và bộ phận sinh dục.

- Rifadine: có tác dụng tốt với các chủng vi khuẩn Mycobacterium, đặc biệt là M. tuberculosis, vi khuẩn phong M. laprae và các vi khuẩn cơ hội M. bovis, M. avium. Rifadine còn là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng tốt với các vi khuẩn gram dương và âm (trừ cầu khuẩn đường ruột) như lậu cầu, não mô cầu, liên cầu, kể cả chủng kháng methicillin, Hémophilus influenzae. Có tác động nội ngoại bào, thế nên có tác dụng đến các bệnh liên quan đến sinh dục.

- Metronidazole: đặc trị đường tiêu hóa (dòng Penicillin cũng điều trị về tiêu hóa nhưng Metronidazole còn trị được các ký sinh trùng trichomonas, lải gan).

- Phương pháp: “Đánh mau và đánh mạnh” (liều cao, ngắn ngày).

- Phác đồ điều trị: sáng ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 Rifadine 900 mg chiều Metronidazole 500 mg Rifadine 900 mg Metronidazole 500 mg Rifadine 900 mg Metronidazole 500 mg Metronidazole 500 mg Metronidazole 500 mg Metronidazole 500 mg Metronidazole 500 mg.

- Hiệu quả của công thức Rifa-Metro: dùng thuốc đặc trị thường bị tái nhiễm, chỉ cần điều trị nhiễm máu sẽ không bị tái nhiễm; cần điều trị 2 người (vợ chồng, phối ngẫu).

- Tác dụng phụ của thuốc Rifadine: đi tiểu ra màu cam; mệt, choáng váng, đặc biệt là những BN có bệnh nền tiểu đường, tim mạch; uống 1 ly sữa nóng là khỏe.

Đây là kinh nghiệm xin trình bày cùng quý đồng nghiệp trong nỗ lực hóa giải virus kháng kháng sinh.

TS.BS. NGUYỄN TIẾN HẢI