Hiệu quả nuôi tôm lót bạt

Sống xanh - Ngày đăng : 14:00, 03/01/2019

KHPTO - Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm lót bạt, ứng dụng công nghệ cao CPF-Combine Program bao gồm: CPF-Green House, CPF-Turbo Program và chương trình 3C được nông dân các huyện Nhà Bè, Cần Giờ ra sức nhân rộng.

CPF-Turbo Program là hệ thống ao nuôi an toàn sinh học có đầy đủ lưới lan, ao có lót bạt, có hố xi-phông... và quản lý môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học nhằm đạt mục tiêu “ba cao, một thấp và không thất bại”. Cụ thể, ba cao là: tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sống cao và số vụ nuôi cao; một thấp là FCR thấp và không thiệt hại. Còn chương trình ba sạch là: tôm giống sạch bệnh, nước sạch và đáy ao sạch. Yêu cầu các chủ trang trại tham gia CPF-Turbo Program phải làm hệ thống an toàn sinh học; các trang trại phải dành 30% diện tích làm ao xử lý nước, phải đầu tư hệ thống lưới ngăn chim và các động vật khác xâm nhập.

Với mô hình nuôi tôm lót bạt, ứng dụng công nghệ cao, Cần Giờ đã có gần 397 ha trong tổng số 2.400 ha quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng được đưa vào sản xuất, với sản lượng trung bình 3,5 tấn/ha. Phấn đấu giá trị sản xuất đến năm 2020, năng suất đạt 7 tấn/ha/vụ, tổng sản lượng đạt hơn 16.000 tấn và đến năm 2025, năng suất đạt 8 tấn/ ha/vụ, sản lượng đạt hơn 23.000 tấn.

Chị Trần ThịBàng, xã Tam Thôn Hiệp có 4 ha nuôi tôm thẻchân trắng theo cách truyền thống đã hơn 10 năm nay. Mô hình này, càng về sau càng gặp khó khăn, nhất là tình hình dịch bệnh bùng phát dữ dội. Sau khi tìm hiểu mô hình nuôi tôm lót bạt, ứng dụng công nghệ cao, gia đình chịBàng quyết định cải tạo lại khu nuôi và thực hiện đúng quy trình công nghệ cao với chi phí đầu tư là 2 tỷ đồng. Chỉ sau bốn vụ tôm (3 tháng/vụ), chị Bàng thu hoạch được hơn 30 tấn tôm thương phẩm, tương đương hơn 4,2 tỷ đồng, đạt lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.

D.S