Nuôi trồng kiểng lá trong môi trường thủy canh

25/04/2008 08:45

Nhằm giúp những người chơi cây kiểng ở các đô thị có phương pháp trồng tối ưu, giảm công chăm sóc, khắc phục các nhược điểm của việc trồng trên đất, tạo môi trường sống sạch đẹp, ThS. Nguyễn Văn Phong (Trung tâm khuyến nông TP.HCM) đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công kỹ thuật trồng các giống kiểng lá trong môi trường thủy canh.

Khi đời sống vật chất của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu

Nghiệm thu đề tài trồng kiểng lá trong môi trường thủy canh do ThS. Nguyễn Văn Phong chủ nhiệm (cơ quan chủ trì: Trung tâm khuyến nông TP.HCM)

về giải trí ngày càng tăng. Trong thú chơi cây kiểng, người ta đặc biệt chú ý đến kiểng lá, bởi lẽ nó không có đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật trồng và chăm sóc như với cây trồng khác, và bộ lá của nó thường rất đẹp, nhiều màu sắc, có tuổi thọ dài, trưng bày được quanh năm, phù hợp với việc trang trí trong nhà và phòng làm việc.

Mặt khác, ở thành phố, muốn trồng cây kiểng, bắt buộc người chơi phải mua đất về để trồng, nhưng việc trồng kiểng trên môi trường đất thường có nhiều nhược điểm. Trồng trên đất thường khó di dời (vì lẽ khối lượng lớn, nặng), quá trình chăm sóc, tưới nước và bón phân làm cho nhà cửa bị hoen ố, đó là chưa kể việc quên tưới nước, sẽ làm chết cây, khó bố trí trồng ở tủ, bàn nơi làm việc nên không trưng bày được ở những vị trí mong muốn.

Nhằm khắc phục những nhược điểm nói trên, giúp những người chơi kiểng có cách trồng tối ưu, giảm công chăm sóc, giữ môi trường sống sạch đẹp, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng cây kiểng lá trong môi trường thủy canh như sau:

Bước 1:Giâm cây giống trong môi trường đất cho ra rễ.

Bước 2:Nhổ cây lên, rửa sạch cho không còn đất và chất hữu cơ, cắt bỏ rễ già, khô mục, bỏ vào nước lã (pH = 6,0 - 6,8) khoảng 7 - 10 ngày (thường xuyên thay nước để chống hôi thối).

Bước 3:Pha dung dịch dinh dưỡng như Bảng 1.

Bước 4:Châm dung dịch dinh dưỡng từ từ, theo tỷ lệ chất dinh dưỡng/nước lã = 1/10, cho đến khi cây thích ứng được với môi trường này thì tiến hành đổ 100% dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt.

Lưu ý: Mỗi giống có một mức độ thích ứng với nguồn dinh dưỡng khác nhau, vì vậy, người trồng cần tăng giảm các chất dinh dưỡng sao cho cây sinh trưởng bình thường. Trong quá trình trồng cây trong môi trường thủy sinh, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mùi thối, lá vàng liên tục, thì phải bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), theo hàm lượng 1 - 2 g/10 lít nước, nhằm giúp hệ rễ hô hấp tốt hơn.

Chúng tôi đã thử nghiệm thành công với kỹ thuật này, trên các giống kiểng lá sau đây: thanh tâm, lẻ bạn, thuyền trưởng vàng, nhẫn bạc, trầu bà chân rít, trúc Nhật đốm vàng, tay Phật, kim phát tài, dạ lan Italia, trường sinh, trầu bà Pháp, trầu bà Thái Lan, trầu bà Việt Nam, phát tài Mỹ, phát tài Thái Lan, nguyên thảo, dương xỉ Thái Lan... v

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nuôi trồng kiểng lá trong môi trường thủy canh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO