Những nghiên cứu chế tạo tàu đệm khí ở Việt Nam

<_o3a_p>| 30/10/2009 15:31

TS. Lê Đình Tuân và TS. Nguyễn Thiện Tống, trường Đại học bách khoa TP.HCM vừa công bố công trình nghiên cứu khoa học về một kiểu tàu mới ở Việt Nam: tàu đệm khí. Điểm đặc biệt của loại tàu này là khi di chuyển, thân tàu không chạm nước bởi nó tạo ra một lớp đệm khí. Với nguyên tắc hoạt động này, nó cũng có thể... bay trên mặt đất! Loại tàu này đặc biệt hiệu quả ở vùng có mớn nước nông, hoặc bị rong rêu không sử dụng được loại tàu chân vịt.

Loại tàu có nhiều ích lợi

Trên thế giới, tàu đệm khí được sử dụng rộng rãi trong cứu hộ, thể thao dưới nước, hải quan... Tàu cỡ nhỏ, chạy nhanh được quan tâm nhiều trong cả quân sự lẫn dân sự, có mặt hầu hết ở các lãnh vực kinh tế biển. Các tàu khách cao tốc, tàu làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, tàu thể thao, huấn luyện, cứu nạn, tàu thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của hải quân... cũng được đề cập trong các nghiên cứu ứng dụng của loại hình tàu này. Trên thực tế, tại Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, tàu đệm khí có thể dùng cho việc phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực kỹ thuật tàu thủy, kỹ thuật hàng không, công nghệ vật liệu, điều khiển tự động, kỹ thuật đo lường.

Tuy nhiên, ở Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, trước nghiên cứu này chưa thấy công bố nào về một thiết kế và quy trình công nghệ sản xuất hoàn chỉnh cũng như việc chế tạo và chạy thử liên quan đến tàu đệm khí. Nghiên cứu chế tạo loại tàu này đã được Công ty Triệu Phước (năm 2006), Công ty dịch vụ hàng hải Sài Gòn (9/2008), các xí nghiệp đóng tàu composit dân sự, hải quân (4/2009), các khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp Bourbon - An Hòa (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)... quan tâm và một số bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư. Hội khoa học kỹ thuật biển tại TP.HCM cũng đề cập đến việc đặt hàng nghiên cứu và chế tạo thử tàu đệm khí vì khả năng áp dụng thực tiễn trong du lịch, cứu nạn, quốc phòng.

Phần lớn các nhóm nghiên cứu trong nước sử dụng các bản vẽ mua từ nước ngoài ở dạng bố trí chung, chỉ có một số rất ít các bản vẽ chi tiết, các hướng dẫn về công nghệ ở dạng mô tả... nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai đóng thử nghiệm. Chưa kể một số công nghệ chế tạo loại hình tàu này như cắt nhiệt, khuôn chân không... cũng cần có các nghiên cứu định lượng để áp dụng rộng rãi.

Từ năm 2006, một số giảng viên từ bộ môn kỹ thuật tàu thủy và bộ môn kỹ thuật hàng không, Trường đại học bách khoa TP.HCM, đã bắt đầu nghiên cứu về đề tài tàu đệm khí, từ đó đến nay đã có 9 đề tài luận văn tốt nghiệp, với 13 sinh viên tham gia về thủy khí động lực học, sức bền kết cấu, ổn định, điều khiển... xung quanh vấn đề tàu đệm khí. Từ 12/2007, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia: “Thiết kế thi công tàu đệm khí” cũng đã được đăng ký và thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã chế tạo một mô hình tàu đệm khí tỷ lệ 1/5 với chiều dài 829 mm, nhằm kiểm nghiệm nguyên lý hoạt động của tàu đệm khí và lập các phương án kết cấu thân tàu, kết cấu váy, bố trí động lực...

Tàu đệm khí của Việt Nam

Tàu đệm khí do Trường đại học bách khoa TP.HCM chế tạo hoạt động dựa trên sự tự nâng tàu trên mặt nước, hay mặt đất bằng cách tạo ra áp lực dưới dạng một đệm khí. Nó có cấu tạo bao gồm thân tàu, quạt nâng, chong chóng đẩy, váy đệm khí, hệ thống lái... Quạt nâng cung cấp khí cho váy (làm căng phồng) và duy trì áp lực đệm khí trong không gian được vây bởi váy khí (chamber), bánh lái đặt ở phần đuôi tàu đảm nhiệm việc điều khiển tàu. Váy đệm khí được gắn chặt với phần thân, giúp duy trì đệm khí dưới tàu. Chong chóng đẩy, thực tế ở phía xa đuôi, đóng góp lực đẩy chính cho tàu.

Đây là thế hệ tàu đệm khí đầu tiên ở Việt Nam được nghiên cứu và chế tạo bài bản, kích thích cho các dòng sản phẩm tàu nhanh, phi cơ cùng phát triển (tàu wigs, parwig, thủy phi cơ...) bằng kinh nghiệm thực hiện và tổ chức của nhóm đi tiên phong. Nghiên cứu cũng góp phần nâng cao trình độ đóng tàu của công nghiệp tàu thủy Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam trong một loại tàu xác định.

Theo TS. Lê Đình Tuân, đối với các cơ sở, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra cơ hội kinh doanh du lịch nhờ sự hấp dẫn của loại hình tàu đệm khí.

Ngoài ra, dự án khi được khởi động sẽ góp phần mở rộng việc chế tạo phương tiện mới, tăng tỷ lệ nội địa hóa và khi sản xuất ổn định, có thị trường sẽ tăng sức cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh tế. Tàu đệm khí sử dụng các vật liệu và công nghệ ít gây hại đến môi trường, tiết kiệm năng lượng trong thi công (cắt nhiệt, composit chân không, kỹ thuật không khuôn...). Nó góp phần khai thác các vùng sông nước có mớn nước nông hoặc bị rong rêu không sử dụng được loại tàu chân vịt, rừng ngập mặn, hải đảo... hiệu quả hơn, đồng thời giải quyết bài toán phương tiện phục vụ vui chơi giải trí, thể thao cho dân chúng cũng như cứu hộ, cứu nạn.

NHƯ QUỲNH

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những nghiên cứu chế tạo tàu đệm khí ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO