Nhiều giải pháp sáng tạo đoạt giải có tính ứng dụng cao

HUỲNH VĂN XĨ| 28/06/2019 08:17

KHPTO - Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ 11 (2017 - 2018) thu hút 107 mô hình, sản phẩm tham dự. Trong đó, ban tổ chức đã xét chọn 29 mô hình, sản phẩm tiêu biểu để trao giải.

Trong số các giải pháp đoạt giải, có một số giải pháp được ban tổ chức đánh giá cao về tính sáng tạo, khả năng ứng dụng, đặc biệt là thân thiện với môi trường như: Mô hình tấm chắn sóng tạo điện; Thiết bị cảnh báo phòng, chống lụt ở đồng bằng sông Cửu Long (đoạt giải nhất cấp tỉnh); Những cái chai đáng yêu (đoạt giải nhì cấp tỉnh và giải ba cuộc thi toàn quốc); Chiếc bẫy đa năng (đoạt giải ba cấp tỉnh); Ba lô đến trường (đoạt giải khuyến khích cấp tỉnh và giải ba toàn quốc)...

Trong đó, “Mô hình tấm chắn sóng tạo điện”, tác giả là em Ngô Lương Phong Vinh (học sinh lớp 7/1, Trường THCS Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Theo em Vinh, nhận thấy tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra với nhiều nguyên nhân như: tình trạng khai thác cát quá mức, do sự va đập của sóng nước khi tàu thuyền đi qua và do tác động của dòng chảy... Từ đó, em nảy sinh ý tưởng sáng tạo ra “Mô hình tấm chắn sóng tạo điện” vừa giúp làm giảm áp lực va đập của sóng nước gây sạt lở bờ sông; đồng thời, tận dụng lực tác động từ sóng nước để biến động năng thành điện năng. Được biết, em Ngô

Lương Phong Vinh đã nhiều năm liền tham dự cuộc thi và năm nào em cũng có sản phẩm đoạt giải.

Với mong muốn chủ động cảnh báo sớm thiên tai để có giải pháp ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hai do thiên tai gây ra, hai anh em Lâm Ngọc Hoàng Thái (Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu), Lâm Ngọc Thúy An (Trường THCS Xuân Diệu) - (ảnh) nảy sinh ý tưởng và bắt tay vào nghiên cứu, thiết kế mô hình “Thiết bị cảnh báo phòng, chống lụt ở đồng bằng sông Cửu Long”. Theo đó, tác giả đã khai thác các tính năng tiện ích, vĩnh cửu của hệ thống pin năng lượng mặt trời (cộng thêm nguồn năng lượng điện hiện có), tích hợp thiết kế bộ vi mạch, xử lý báo hiệu, báo động bằng đèn LED màu phân định cấp độ lụt; còi báo động; đồng hồ báo giờ, ngày, tháng; nhiệt độ hiện tại... để chủ động ứng phó, xử lý tốt trong mọi tình huống khi có lụt xảy ra. Hoàng Thái chia sẻ, thiết bị này có cấu tạo đơn giản, có thể xây dựng, lắp đặt tại những trạm quan trắc cặp những con sông lớn hoặc ở gần cửa sông để tiện việc theo dõi, cảnh báo sớm lụt để chủ động ứng phó, nhất là ở miền sông nước như đồng bằng sông Cửu Long. Thiết bị này có thể kết nối Internet để truyền tín hiệu về trung tâm xử lý...

Thiết bị này được thiết kế gồm 3 mức báo động: Mức 1, khi nước dâng đến mức này, phao mạch báo sẽ nổi lên theo mức nước, đèn ở hộp mức báo động 1 sẽ phát ra tín hiệu xanh; Mức 2, tương tự, khi nước dâng vượt mức 1 và đạt mức 2, đèn ở hộp mức báo động 2 sẽ phát tín hiệu vàng (mức báo động vàng này cảnh báo chú ý cao); Mức 3, khi nước dâng đến mức 3, đèn ở hộp mức báo động 3 phát tín hiệu đỏ và kèm theo còi báo động vang lên liên tục, báo hiệu rất nguy hiểm, sẽ gây ra lụt lớn (nước dâng cao và nhanh), cần ứng phó khẩn cấp để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

Nhận thấy những chiếc khoen dùng để khui (mở) lon nước ngọt hoặc lon bia được gia công từ chất liệu nhôm rất bền, chắc nhưng thường bị vứt đi cùng với vỏ lon sau khi uống. Từ đó, em Võ Ngọc Gia Bảo (học sinh lớp 5/4, Trường tiểu học Thủ Khoa Huân, TP. Mỹ Tho) nảy sinh ý tưởng tận dụng những chiếc khoen này để tạo nên một dụng cụ hữu ích. Với đôi tay khéo léo, Gia Bảo đã kết hợp đầy sáng tạo giữa 3.456 chiếc khoen với những sợi len màu hồng tươi thông qua kỹ thuật đan thắt, tạo nên một chiếc “Ba lô học sinh” độc, lạ, tinh xảo, có một không hai. Ưu điểm của chiếc ba lô này là thân thiện với môi trường, rất tiện dụng và có độ bền cao hơn so với một số ba lô hiện có trên thị

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiều giải pháp sáng tạo đoạt giải có tính ứng dụng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO