Nhận dạng táo Mèo

<_o3a_p>| 08/01/2010 16:20

Dù mỗi loại táo (nhập khẩu) có tên sản phẩm riêng nhưng khi ra thị trường, người bán lại gọi bằng các tên khác nhau: táo Mỹ, táo Nhật, táo Phi (Philippines), táo Trung Quốc... rất khó lựa chọn. Gần đây, khi xu hướng thị trường “nghiêng” về phía sản phẩm nội địa thì xuất hiện tên gọi “táo Mèo” để chỉ một giống táo ôn đới trái nhỏ, dạng tròn, dẹt, màu đỏ hồng hoặc hồng nhạt pha vàng nhập từ Trung Quốc, khiến nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn đáng tiếc. Thật ra thì táo Mèo, một lâm sản Tây Bắc nước ta, có đặc điểm hoàn toàn khác.

Táo Mèo ta

Vì sao ruột trái táo teo đen?

Là sản vật tươi sống, trái táo cần năng lượng để sống lấy từ thịt trái nên phẩm chất trái giảm theo thời gian. Trường hợp chỗ gần tâm trái táo bị khô đen là do “quá đát” về thời gian bảo quản. Cuống trái bị khô, tạo ra khe hở để bào tử nấm xâm nhập. Thịt trái có thể bị xốp khi trái táo quá chín hoặc được giữ quá lâu sau khi hái.

Hầu như hồ sơ sản phẩm trái táo (phần lớn là hàng nhập khẩu) không ghi hạn sử dụng nên gây khó cho người bán, còn người mua chịu thiệt khi mua nhầm hàng “quá đát”.

Ở các tỉnh vùng cao phía bắc như Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang có cây táo rừng, thuộc dạng cây nhỏ, nhiều gai, có hoa màu trắng nở vào mùa xuân. Trái táo rừng chín vào cuối thu (tháng 9 - 10). Người Mèo và người Mông thường len lỏi trong các vùng núi để thu hái loại trái cây này làm thức ăn, hoặc xắt mỏng phơi khô bán cho người làm thuốc, ngâm rượu (ít khi hái được táo rừng chín để bán). Trái táo rừng còn xanh được gọt vỏ, chẻ tư làm dưa muối, hoặc ngâm đường chắt nước làm nước giải khát, hoặc ướp men cho một thứ rượu nhẹ giống như rượu cần. Trái chín có thể ăn như táo, lê, làm mứt hay ô mai cay.

Táo rừng thường có dạng thuôn dài, rốn lồi, vỏ dày và lem luốc, có hương vị giông giống trái mắc-coọc (một loại lê rừng) nhưng thêm vị chua và chát. Khi trái chưa thật chín có vị chua, chát, nhựa bám vào khoang miệng khi ăn. Cây táo rừng được người Mông và người Mèo gọi là cây chua chát.

Một số người Mèo mang cây về trồng trên rẫy gần nhà có tưới nước, cho trái phình to chiều ngang và có mã đẹp hơn nhiều.

Táo Mèo phơi khô được dùng làm vị thuốc “sơn tra” (sắc uống hoặc ngâm rượu), đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đồng bào sơn cước và đôi khi có mặt ở đô thị.

Táo Trung Quốc

Trung Quốc có vùng khí hậu ôn đới rộng lớn, vì thế táo, lê, đào có sản lượng rất lớn, với nhiều giống táo. Các giống táo trái nhỏ xuất sang thị trường Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam không có tên tuổi xin tạm gọi là “táo Vân <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam”. Với kích cỡ trái nhỏ (8 - 10 trái/kg), giống táo này có vỏ hơi cứng hơn táo lớn, mẫu mã tương đối sáng sủa, màu đỏ hồng hoặc hồng nhạt khi chín và nhiều khi có sọc đứt quãng (hình). Sau khi hái, người ta bọc trái bằng túi xốp, đóng vào các bao lưới (25 - 30 kg) chuyển về Côn Minh để tiêu thụ hay xuống thị xã Hà Khẩu bán sang Việt Nam và thường hay được giới thiệu là “táo Mèo”!

MINH TUẤN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhận dạng táo Mèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO