Mạng xe buýt: Cần bố trí hợp lý hơn

21/04/2007 09:28

Mạng xe buýt thành phố được mở rộng và hành khách ngày một đông hơn là những dấu hiệu đáng mừng cho giao thông công cộng thành phố. Tuy nhiên do tính tự phát ban đầu nên bộc lộ nhiều sự bất hợp lý, trùng lắp không cần thiết và nhất là dịch vụ xe buýt chưa đi vào nề nếp.

CÁC ĐIỂM CẦN CHẤN CHỈNH

Trung tâm điều hành xe buýt cần có một logo đơn giản hơn, chỉ cần một vòng tròn và trong vòng tròn để số xe buýt khi cần. Logo này sử dụng mọi nơi nhất là ở các biển báo, chỉ cần logo chứ không phải kê dài dòng hành trình đi qua và các chỉ dẫn khác như tên Trung tâm điều hành xe buýt và các số điện thoại. Trên các xe logo này sẽ kèm theo số xe. Trên xe cần có sơ đồ lớn của tuyến đi để dễ nhìn.

Về các tuyến xe, trước hết phải xem hành khách muốn đi đâu và địa điểm nào họ muốn đi đến, chứ không phải là đường nào. Nhưng các tuyến xe chỉ nêu các con đường đi, có khi rất dài như Cách mạng tháng 8, Ba Tháng Hai,... mà không nêu các địa điểm cụ thể như chợ, trường học, bệnh viện, ngã ba, ngã tư, chùa, nhà thờ, các cơ quan quan trọng. Cho nên phải ghi các địa điểm đến là chính.

Các biển báo nơi dừng thì dùng chữ quá nhỏ lại chi chít cả tuyến dài rất khó nhìn. Ở những trạm dừng, cần có chủ yếu là số xe nhưng phải rất lớn nằm trong một logo xe buýt và chỉ nêu 2 hay 3 điểm chính sẽ đến và nhất là phải có tên của địa điểm dừng.

Hai trạm dừng đi và về phải đối diện nhau hoặc không quá xa nhau. Nên chỉ có một nơi dừng cho các tuyến có trung chuyển qua lại để tránh phải đi tìm rất xa khi chuyển xe, nhất là ở các nút giao thông lớn. Trạm dừng chỉ cần cái cột và tấm biển đơn giản có logo xe buýt mà thôi. Ở các địa điểm trung chuyển nhiều xe nên có bảng chỉ dẫn các điểm dừng của các tuyến xung quanh như Sài Gòn, bến xe Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, các ngã tư, ngã năm,...

Cần sắp xếp khoa học và hợp lý cho các tuyến xe. Nhìn qua mạng lưới tuyến đường ta thấy quá tập trung vào chợ Bến Thành (23 tuyến), bến xe Chợ Lớn (20 tuyến);... trong lúc đó ga Sài Gòn, ga duy nhất của Thành phố, chỉ có 1 tuyến mà thôi. Có những đoạn đường tập trung đến cả chục tuyến đi qua, trùng lắp nên dễ gây ra kẹt xe.

Tôi có bản đồ xe buýt <_st13a_city w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Paris nên đem ra so sánh. Trước hết bản đồ xe buýt Paris rất thông thoáng, dễ xem, làm được cả bản đồ bỏ túi 20 x 15 cm; chỉ có 80 tuyến xe, trong lúc ta có trên 100 tuyến; các đoạn đường nhiều tuyến chỉ dưới 5 tuyến trong lúc ta có rất nhiều đoạn có đến gần cả chục tuyến, ngay cả ở những đường không rộng lắm. Thế sao không gây thêm kẹt xe và bản đồ rất rối rắm?

Hai ga lớn nhất của <_st13a_city w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Paris mà cũng chỉ là đầu mối của 7 hay 5 tuyến, trong lúc hai bến xe của ta có đến 20 và 23 đầu tuyến. Rõ ràng <_st13a_city w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Paris rất thông thoáng, dễ nhìn trên bản đồ và trong thực tế hệ thống xe buýt cũng như thế.

Trong việc sắp xếp khoa học về mạng lưới, trước hết nên phân vùng rồi xác định các đầu mối của vành đai vùng. Thí dụ đối với Thành phố, vành đai vùng nội thành sẽ gồm các nút cửa ngõ Thành phố như: cầu Sài Gòn, cầu Tân Thuận, cầu Bình Triệu, cầu chữ Y, bến xe Miền Tây hay Phú Lâm, ngã ba Bà Quẹo, ngã sáu Gò Vấp và trong tương lai là cầu Thủ Thiêm,... Từ các nút này sẽ có tuyến vành đai và các tuyến nối liền với nhau trong vùng. Từ nay cần có quy hoạch mạng lưới để xác định các địa điểm nút vành đaitrong tương lai mà ngành giao thông cần quy hoạch trước.

Ta sẽ có đường vành đai 1. Các tuyến gồm các tuyến nội ô chỉ nối các nút vành đai với nhau. Các tuyến từ ngoại vùng vào chỉ dừng lại ở các nút vành đai, rồi chuyển xe qua các tuyến nội ô, chỉ trừ một số tuyến đi thẳng từ nội ô đến các nơi đông dân cư mà thôi của ngoại ô. Có thể xác định thêm vài nút nội ô như chợ Bến Thành, ga Sài Gòn, bến xe Chợ Lớn và một vài điểm khác ở khoảng Trung tâm thể dục thể thao Phú Thọ hay Đầm Sen. Ngay trong sơ đồ này ta đã thấy các nút nội ô có 3, 4 tuyến xe đi qua, chỉ cần dịch chuyển theo thực địa là có một mạng lưới hợp lý: địa điểm nào cũng có tuyến xe phục vụ, ta chỉ cần gia trọng tuyến theo mật độ dân cư. Nếu mạng lưới được bố trí hợp lý thì có thể tăng thêm chuyến xe để giảm thời gian chờ đợi.

Và như thế rất đơn giản trong việc thu phí: trong vành đai 1, tính một suất; hễ qua vành đai 2 thì tính 1 suất rưỡi hay 2 suất. Như hiện nay việc thu phí hơi lộn xộn đối với khách.

Vành đai 2 có thể bao gồm các quận 9, 12, huyện Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè.

Vành đai 3 có thể bao gồm: huyện Củ Chi, Cần Giờ và một số điểm lân cận như Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức,...

Trên đây là một thí dụ qua suy nghĩ ban đầu, nhưng đó là mạng lưới cơ bản, cần có sự nghiên cứu sâu hơn.

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI XE BUÝT: KHÔNG HỢP LÝ VÀ LINH HOẠT

Vừa rồi có báo đăng bài mạng lưới xe buýt đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt. Theo tôi mạng lưới này chỉ có các trục chính sẽ không hợp lý và linh hoạt.

Qua bản đồ tuyến xe buýt càng thấy quá rối rắm, chi chít các tuyến với các số quá nhỏ, kể cả mũi tên hướng đi, màu đen lại nằm trên tuyến đường màu sậm thì càng không thấy gì. Làm sao tìm được gần 100 màu để phân biệt các tuyến? Tốt hơn là tận dụng các kiểu tuyến chấm, gạch và các con số để trên nền trắng chứ không phải nền tuyến màu. Tôi phải dùng kính lúp mà cũng không rõ, tôi phải điền ra bên ngoài tuyến số xe lớn hơn nhiều mới thấy rõ. Tuyến 89 KCN Bình Chiểu đi Bệnh viện Thủ Đức tìm không thấy đâu? Điều này càng thể hiện một mạng lưới không hợp lý kể cả những sự không nhất quán: như địa điểm xuất phát của Sài Gòn, khi gọi là Bến Thành, khi chợ Bến Thành, khi thì Quách Thị Trang, khi thì công trường Quách Thị Trang, khi thì Lê Lai, khi thì đầu bến Lê Lai, khi thì bãi đậu xe buýt Lê Lai, khi thì Nguyễn Siêu, khi thì công trường Mê Linh?

Rồi đến Quyển sách hướng dẫn xe buýt đầy rẫy những thông tin không cần thiết cho khách mà dày đến 259 trang, kể lể tên đường các trạm dừng chiếm hơn nửa quyển sách, trong lúc chỉ cần sơ đồ tuyến cho rõ là đủ. Nên có sơ đồ có đủ các quận huyện của Thành phố, nhất là quận 2, 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các địa điểm lân cận, vì trong sơ đồ thì các tuyến ngoại thành cũng sắp xếp rất lộn xộn. ó

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mạng xe buýt: Cần bố trí hợp lý hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO