Liên kết sản xuất nông nghiệp là tất yếu

KIM HOA| 05/07/2018 09:06

KHPTO - Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Quang - quyền giám đốc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, tái cơ cấu nông nghiệp có thể gói gọn trong 3 vấn đề, đó là: đưa khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản; tổ chức lại sản xuất và nghiên cứu, phát triển thị trường, trong đó khâu tổ chức sản xuất là vô cùng quan trọng.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan khẳng định, trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh này thì liên kết, sản xuất và thị trường là vấn đề cốt lõi bởi vì chỉ có như vậy mới có thể khắc phục được những hạn chế trong quy mô kinh tế hộ, đồng thời dựa trên nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất.

tế cho thấy, nếu sản xuất và tiêu thụ chưa gặp nhau, bài toán cung cầu cứ là ẩn số thì đó sẽ là “chiếc vòng kim cô” kìm hãm sự phát triển sản xuất.

TS. Đặng Kim Sơn, viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện nay ở Việt Nam có 10 triệu nông hộ với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, cái gì cũng có nhưng số lượng hàng hóa làm ra không nhiều.

Kéo theo đó là một lực lượng nhỏ lẻ (thương lái) đến thu gom nông sản mang về cho các chủ vựa rồi qua 2 - 3 khâu trung gian nữa mới đến người tiêu dùng. Đây là hệ thống sản xuất, phân phối phức tạp và kém hiệu quả.

Sản xuất theo chuỗi giá trị dựa trên một tổ chức chặt chẽ từ người sản xuất đến chế biến rồi phân phối ra thị trường, giữa các khâu thực hiện theo hợp đồng, theo kế hoạch nên tính tin cậy và hiệu quả cao hơn.

Ở mức độ cao hơn nữa, sản xuất theo chuỗi còn nâng cao được giá trị gia tăng thông qua chế biến sâu, qua bao bì nhãn mác, qua thương hiệu - đó là sự khác nhau giữa sản xuất hiện nay và sản xuất theo chuỗi giá trị trong tương lai.

xuất theo chuỗi giá trị là một trong những đột phá quan trọng hàng đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp bởi 3 lý do: thứ nhất, nó cho phép tập trung các nguồn tài nguyên, nguồn vốn... vào các mặt hàng mà nước ta có lợi thế; thứ hai, sản xuất theo chuỗi sẽ sắp xếp tổ chức lại sản xuất theo hướng chia sẻ đều quyền lợi cũng như rủi ro cho các tác nhân tham gia chuỗi liên kết, từ đó tạo động lực cho sản xuất, các tác nhân phát huy được hết khả năng của mình; thứ ba, sản xuất theo chuỗi cho phép kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn và các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa, từ đó duy trì được thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, đưa hàng hóa vào thị trường. Đây là khâu chúng ta đang rất yếu.

PGS.TS. Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam: “Sản xuất theo chuỗi giá trị là xương sống trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, qua chuỗi liên kết sẽ phân công công việc phù hợp với từng đối tượng sản xuất, từ đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Ông Vang chia sẻ, hiện nay ở các quốc gia phát triển, sản xuất theo chuỗi giá trị chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối.

Như ở Mỹ, sản xuất theo chuỗi giá trị đã được áp dụng từ năm 1954, đến nay toàn bộ sản phẩm chăn nuôi đều theo phương thức này.

Ở Việt Nam, sản xuất theo chuỗi mới xuất hiện khoảng chục năm nay dưới hình thức doanh nghiệp đặt hàng cho các hộ nông dân nuôi gia công gà, heo...

Ông Vang đưa ra một thông tin so sánh: giá thành thịt heo nếu sản xuất theo chuỗi là 39.000 đồng/ kg hơi, trong khi sản xuất đơn lẻ giá thành lên tới 45.000 - 46.000 đồng/kg.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Liên kết sản xuất nông nghiệp là tất yếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO