Làm sao xác định đúng bệnh suy giãn tĩnh mạch?

ĐÔNG HƯỜNG| 21/09/2017 16:05

KHPT-Hiện nay, khá nhiều bệnh nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không biết hoặc bác sĩ chẩn đoán sai, hướng điều trị không đúng, bệnh càng trầm trọng hơn. Vậy làm sao để xác định đúng bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Suy giãn tĩnh mạch + Chẩn đoán sai = Bệnh nặng hơn

Chị Phan Thị Hà (khu Thương mại đường sắt, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, điện thoại 01645651537) đã phải khốn khổ vì đôi chân dường như đã liệt do bị bệnh suy giãn tĩnh mạch vì chẩn đoán sai từ đầu.

Chị Hà cho biết, khoảng 3 năm trước chị là công nhân ngành may mặc, phải đứng lên ngồi xuống nhiều nên buổi chiều đi làm về là chân chị bị phù to từ đầu gối trở xuống. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị căng cơ, cho thuốc uống nhưng không bớt. Đi sang bệnh viện khác khám thì bác sĩ chẩn đoán là bị khớp, cũng cho thuốc uống nhưng chỉ thấy mệt hơn.

Một thời gian sau, từ phù toàn bộ hai chân thì bắt đầu chuyển sang teo lại, cứng đơ, không thể đi lại. Sợ quá, chị Hà xuống Bệnh viện Hòa Hảo chụp phim, bác sĩ bảo thoái hóa cột sống, gai chèn ép, cũng lại cho thuốc.

Uống thuốc thời gian, chân chị Hà nặng trịch, không nhấc lên được, tê rần bên trong, cảm giác như bị liệt. Chị lại khăn gói nhập viện Quân đoàn 4 Bình Dương.  Được điều trị bằng thuốc nam và châm cứu. Nằm viện 1 tháng chân chị chỉ bớt nặng chứ tê vẫn còn.

Cả năm 2016 dù chị cố gắng điều trị nhưng bệnh hầu như không thuyên giảm mà có phần nặng hơn. Cuối năm 2016, chị xuống khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy, siêu âm được chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ cho thuốc điều trị và thuốc giảm đau, nhưng uống thuốc càng thấy nặng hơn, đau nhức hơn, bị cả hai chân. Chị rất  rối trí, bệnh càng lúc càng nặng, đi không được, cứ lết như người bị liệt, ngồi xuống là không đứng dậy được, muốn bước là phải có người dìu…

Điều trị bằng phương pháp đông y là tối ưu?

Đầu tháng 4/2017, chị Hà biết đến Phòng khám YHCT Phước An Đường của lương y Phạm Ngọc Khánh - nơi mà theo nhiều người truyền miệng là khắc tinh của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Theo lương y Khánh, bệnh của chị Hà càng ngày càng nặng và cơ thể gầy mòn, yếu đi là do chẩn đoán và hướng điều trị sai từ lúc đầu, sau đó chẩn đoán đúng nhưng hướng điều trị không phù hợp với thể trạng.

Phòng khám YHCT Phước An Đường, sau khi điều trị bằng phương pháp đông y được 10 ngày, có vẻ như đã phù hợp với thể trạng và đúng hướng, nên bệnh của chị Hà bớt rất nhiều.

Lương y Khánh cho biết, tổng thể thì bệnh của chị Hà tiến triển rất tốt, điều trị tích cực thì độ khoảng 3 tháng là khỏi. Nhưng sau đó chị Hà phải uống thuốc và châm cứu một thời gian nữa để đề phòng tái phát.

Cách xác định suy giãn tĩnh mạch?

Theo lương y Khánh, cách xác định có phải suy giãn tĩnh mạch hay không tốt nhất phải siêu âm, còn bằng mắt thường thì phải người chuyên nghiên cứu sâu mới phát hiện ra.

Được biết, ở phòng khám của lương y Khánh có khá nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán sai bệnh như: xương khớp, phong tê thấp, tiểu đường…

Lương y Khánh cho biết, những triệu chứng mà không khai thác kỹ, không phải những người chuyên sâu dễ bị nhầm lẫn. Suy giãn tĩnh mạch có những triệu chứng đặc trưng, những người bị bệnh này sẽ có cảm giác đau khác nhau. Suy giãn tĩnh mạch sâu thì tĩnh mạch sẽ không nổi mà chìm bên trong. Suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ làm cho vết thương tụ huyết khối, máu ứ đọng, lâu ngày làm cho sắc tố da bị biến đổi, dần dần gây lở loét. Còn bị suy giãn tĩnh mạch nông thì tĩnh mạch nổi vằn vèo trên da, mất thẩm mỹ chứ không nguy hiểm bằng suy giãn tĩnh mạch sâu.

Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu có các triệu chứng như: nhức mỏi, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút về ban đêm… còn nặng dẫn đến loét chân không lành, chảy máu, hoại tử các ngón chân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm sao xác định đúng bệnh suy giãn tĩnh mạch?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO