Kỷ niệm 61 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh 2-9 Một số công trình quan trọng của đất nước sau 20 năm đổi mới (1986 - 2006)

01/09/2006 21:47

21. Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn Ngày 5/8/2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 647/QĐ-TTg phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa, có công suất chế biến 7 triệu tấn dầu thô/năm, trên diệån tích 325 hecta và sẽ hoạt động vào năm 2011, với tổng vốn đầu tư 2,488 tỷ USD, riêng giai đoạn 1 khoảng 1,7 - 1,8 tỷ USD.

22. Đường dây 500 kV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm

Ngày 16/8/2002, tại Khu công nghiệp Tân Tạo, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và liên doanh Công ty Xây lắp điện 1, 2 khởi công xây dựng 500 kV nối Trung tâm Điện lực Phú Mỹ với trạm Nhà Bè và đường dây 500 kV tạåi trạm Phú Lâm.

Đường dây 500 kV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm có vai trò quan trọng trong việc tải điện từ Trung tâm Điện lực Phú Mỹ lên hệ thống điện toàn quốc tạo thành mối liên hệ vững chắc giữa nguồn điện (cụm nhiệt điện Phú Mỹ - Bà Rịa) và Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Cầu Thanh Trì - cầu đường bộ lớn nhất Việt Nam

Ngày 30/11/2002, khởi công xây dựng cầu Thanh Trì (Hà Nội) bắc qua sông Hồng. Cầu dài 12,4 km, cầu chính dài 3.084 m, rộng 33,1 m cho 6 làn xe cao tốc. Tốc độ thiết kế 100 km/h. Đây là cây cầu thứ tư vượt sông Hồng và là cầu đường bộ lớn nhất Việt Nam, là mắt xích quan trọng trong Dự án đường Nam vành đai 3 của Hà Nội. Khi cầu Thanh Trì hoàn thành, cũng là khi hoàn thiện vành đai 3, mở đường cho các phương tiện giao thông từ miền Trung ra miền Bắc và ngược lại, đồng thời giảm lưu lượng giao thông cho Thành phố, vừa giảm chiều dài lộ trình của đoàn xe. Tổng vốn đầu tư 410 triệu USD (khoảng 6.700 tỷ đồng). Đến ngày 27/1/2006, gói thầu chính vượt sông của Dự án cầu Thanh Trì đã hoàn thành được 80% khối lượng công trình, dự kiến thông xe cầu Thanh Trì vào tháng 11/2006.

24. Nhà máy thủy điện Tam Quang - Nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở miền Bắc

Ngày 22/12/2002, khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang, tại thị trấn Na Hang. Nhà máy có công suất lắp đặt 342 MW, sản lượng điện hàng năm là 1,295 tỷ kWh, với tổng mức đầu tư 7.522 tỷ đồng. Tổng diện tích của công trình chính là hơn 600 hecta. Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở miền Bắc, sau Nhà máy thủy điệån Hòa Bình. Công trình được thi công bằng những thiếát bị hiện đại của nước ngoài như: Mỹ, Italia, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức.

Dự kiến, tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang sẽ phát điện vào cuối năm 2006 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2007, mỗi năm cung cấp khoảng 1,3 tỉ kW điện. Công trình thủy điện Tuyên Quang mang lợi ích tổng hợp với dung tích phòng lũ khoảng 1 tỉ m3, cung cấp nước cho vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội và đầu lũ hầu như hoàn toàn cho thị xã Tuyên Quang.

25. Nhà máy Giấy và bột giấy Thanh Hóa

Ngày 9/2/2003, khởi công xây dựng Nhà máy Giấy và bột giấy Thanh Hóa, tại xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 86 hecta. Nhà máy sẽ thu hút trực tiếp 1.000 lao động và tạo việc làm cho hơn 200.000 lao động trồng rừng ở các huyện miền núi của tỉnh. Đây là nhà máy giấy đầu tiên do Việt Nam đầu tư và xây dựng, với trên 50% giá trị thiết bị được sản xuất trong nước.

Theo thiết kế, Nhà máy Giấy và bột giấy Thanh Hóa có công suất giai đoạn 1 (từ 2003 đến hết 2009) là 50.000 tấn bột giấy và 60.000 tấn giấy/năm; giai đoạn 2: (từ 2010 trở đi) là 150.000 tấn bột giấy và 150.000 tấn giấy/năm.

Trước đó, ngày 1/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 8681/QĐ-TTg phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Giấy và bột giấy Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư 1.582,824 tỷ đồng.

26. Nhà máy Xi-măng Thái Nguyên

Ngày 8/2/2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 140/QĐ-TTg đầu tư dự án Nhà máy Xi-măng Thái Nguyên, đặt tại thôn Đông Thu, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, với diện tích đất sử dụng là 40,8 hecta. Công suất thiết kế là 4.000 tấn clinker/ngày, tương đương 1,51 triệu tấn xi-măng/năm. Xi-măng được sản xuất bằng lò quay, theo phương pháp khô, thiết bị công nghệ thuộc loại tiên tiến trên thế giới. Tổng mức đầu tư của dự ánlà 2.775 tỷ đồng (tương đương 185 triệu USD). Điều đặc biệt của dự án là tỷ lệ thiết bị sản xuất trong nước chiếm tới 65,7% (khoảng 10.500 tấn), là dự án có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, có suất đầu tư thấp nhất so với các dự án có cùng quy mô.

Ngày 22/3/2003, đã khởi công xây dựng Nhà máy Xi-măng Thái Nguyên.

27. Nhà máy Xi-măng Bình Phước

Ngày 3/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 371/QĐ-TTg về việc đầu tư xây dựng Nhà máy Xi-măng Bình Phước. Nhà máy đặt tại ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Ngày 30/12/2003, khởi công xây dựng. Nhà máy có công suất thiết kế 5.000 tấn clinker/ngày, tương đương 1,6 triệu tấn clinker/năm hoặc 2 triệu tấn xi-măng PCB40/năm theo tiêu chuẩn TCVN 6260 - 1997, trong đó: nhà máy chính sản xuất 1 triệu tấn xi-măng/năm, trạm nghiền Phú Hữu nhận clinker từ nhà máy chính để sản xuất 1 triệu tấn xi-măng/năm. Nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất xi-măng bằng lò quay theo phương pháp khô, thiết bị sản xuất hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trên thế giới hiện nay. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 4.749,38 tỷ đồng.

28. Công trình Thủy điện Đại Ninh

Ngày 10/5/2003, khởi công xây dựng Công trình Thủy điệån Đại Ninh, thuộc địa phận hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Công suất lắp máy 300 MW. Công trình có tổng vốn đầu tư là 440 triệu USD.

Với công suất 300 MW và sản lượng điện hàng năm gần 1,2 tỷ kWh, Thủy điện Đại Ninh là dự án thủy điện có công suất lắp đặt lớn thứ hai trong hệ thống bậc thang khai thác thủy điện sông Đồng Nai, sau thủy điện Trị An công suất 400 MW. Thủy điện Đại Ninh tiết kiệm 500.000 tấn than dùng để phát điện và mang lại nguồn doanh thu khoảng 800 tỷ đồng/năm. Thủy điện Đại Ninh dự kiến phát điện năm 2007, hoàn thành năm 2008.

29. Cầu Bãi Cháy - “lối vào” cho du lịch Quảng Ninh

Ngày 18/5/2003 khởi công xây dựng cầu Bãi Cháy bắc qua eo biển Cửu Lục (Hạ Long - Quảng Ninh), trên quốc lộ 18. Đây là cầu dây văng bêtông thép dự ứng lực một mặt phẳng lớn, dài 903 m, trong đó chiều dài nhịp chính là 435 m, rộng 25,3 m, gồm bốn làn xe chạy, hai làn cho xe thô sơ và người đi bộ. Tĩnh không thông thuyền của cầu là 50 m chiều cao và 130 m chiều rộng, bảo đảm cho tàu 5 vạn tấn qua lại thuận tiện. Cầu có khả năng chịu động đất cấp 7... Riêng đường dẫn vào là đường đô thị cấìp 2 có bốn làn xe cơ giới với tốc độ thiết kế 80 km/h...

Điểm đặc biệt, cầu Bãi Cháy được thiết kế hệ thống thang máy chạy dọc hai tháp chính, tạo điều kiện lý tưởng cho khách du lịch ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long. Cầu có tổng số vốn đầu tư 1.514 tỷ đồng.

Đến nay tổng khối lượng thi công cầu Bãi Cháy đã đạt khoảng 80%. Nhà thầu đang triển khai đúc hẫng cân bằng 128 khối dầm tại 4 mũi thi công; xây dựng 48 đốt tháp tại hai trụ cầu chính; lắp đựng và điều chỉnh 112 bó cáp dây văng...

Cầu Bãi Cháy dự kiến hoàn thành vào năm 2007, công trình sẽ nối liền khu nghỉ mát Bãi Cháy với trung tâm thành phố du lịch Hạ Long.

30. Quốc lộ 10 và Cầu Kiền - Cầu dây văng dài nhất miền Bắc

Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc Việt Nam, Chính phủ đã quyết định đầu tư dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 10. Toàn bộ dự án được chia thành 11 gói thầu xây dựng. Cầu Kiền là hạng mục cuối cùng của tổng số 11 gói thầu thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 10. Đây là cầu dây văng lớn nhất, hiện đại nhất khu vực miền Bắc.

Ngày 28/9/2003, tại Hải Phòng, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thông xe cầu Kiền và quốc lộ 10 đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư, có nhiều khu công nghiệp đã được hình thành tại Nam Định và Thái Bình, cải thiện cảnh quan các khu dân cư dọc tuyến.

Quốc lộ 10 có tổng chiều dài 162 km, bắt đầu từ huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) đến thị xã Ninh Bình, là đường chiến lược nối mạng với quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, đi qua các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Nội dung chính của dự án: hoàn thành xây dựng 5 cầu lớn: cầu Đá Bạc (Hải Phòng - thông xe tháng 3/2002), Quý Cao (Hải Phòng - thông xe tháng 4/2002), Tân Đệ (Thái Bình - thông xe tháng 2/2002), Non Nước (Ninh Bình - thông xe tháng 5/2002) bằng kết cấu bêtông cốt thép; riêng cầu Kiền (Hải Phòng - thông xe 28/9/2003) có kết cấu dây văng, công nghệ lắp hẫng cân bằng hiện đại, tiên tiến lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Ngoài ra còn có hơn 30 cầu nhỏ, cầu trung, trong đó có ba cầu vượt đường sắt tại Quán Toan (Hải Phòng), Nam Định, Ninh Bình và 162 km đường tiêu chuẩn hai làn xe.

Cầu Kiền là cây cầu cuối cùng bắc qua sông Cấm, trên quốc lộ 10. Cầu có chiều dài 1.186 m, rộng 16,7 m, ba nhịp chính có kết cấu dây văng. Cầu dẫn hai bờ gồm 24 nhịp, mỗi nhịp dài 34 m. Đường dẫn hai đầu cầu dài 434 m. Nhịp chính được thi công theo phương pháp “Dầm hộåp đúc sẵn lắp hẫng cân bằng”. Công nghệ đúc sẵn 110 khối bêtông dầm hộp cỡ lớn, nặng từ 98 đến 128 tấn, sau đó được cẩu lên lắp hẫng, ghép từng đốt cân bằng ở độ cao 50 m và treo bằng 36 đôi cáp, tạo nên nhịp thông thuyền dài 200 m. Đây là biện pháp thi công được áp dụng đầu tiên tại Việt Nam. Dự án cầu Kiền trị giá trên 316 tỷ đồng.

31. Thủy điện Sơn La - dự án thủy điện lớn nhất ở nước ta

Ngày 16/12/2003, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI thông qua nghị quyết về phương án xây dựng Nhà máy Thủy điên Sơn La. Đây là một dự án thuộc các công trình quan trọng quốc gia và sẽ là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á (trước đó Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á). Địa điểm xây dựng thủy điện Sơn La: Pa Vinh II (xã Ít Ong, huyện Mường Tè, Sơn La). Công trình có công suất khoảng 2.400 MW, sau khi hoàn thành sẽ cho thêm một lượng điện là 9,2 tỉ kWh, cung cấp cho nhu cầu phụ tải của hệ thống điện Việt Nam sau năm 2010.

Ngày 15/1/2004, Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt đầu tư dự án thủy điện Sơn La với tổng mức đầu tư là 36.933 tỉ đồng. Dự án có ba hạng mục tiêu chính là: cung cấp điện năng (9,2 tỉ kWh/năm); phòng lũ cho hạ du khoảng 7 tỉ m3 nước (bao gồm Sơn La 4 tỉ m3 và Hòa Bình 3 tỉ m3), góp phần chống lũ và cung cấp nước về mùa hạn cho đồng bằng Bắc Bộ (với dung tích điều tiết 5,9 tỉ m3) và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. ó

Còn tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 61 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh 2-9 Một số công trình quan trọng của đất nước sau 20 năm đổi mới (1986 - 2006)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO