Kiến tạo hồ chứa nước mưa dưới chân núi ở các vùng hải đảo

22/02/2008 14:51

Từ bao lâu nay, khan hiếm và hạn chế nước ngọt cung cấp cho cuộc sống thường nhật của các chiến sĩ tiền tiêu trên các hải đảo xa xôi luôn là vấn đề gian nan, khó khăn và gần như chưa tìm được hướng giải quyết căn cơ.

Xin được đề xuất phương án khai thác, dự trữ nước mưa thấm lọc qua đất cát để dùng trong sinh hoạt và phương án kiến tạo hồ chứa nước dưới các chân sườn dốc và chân các đập chắn.

- Giai đoạn 1: trong lòng thung lũng, chỗ có đất bồi đắp dày nhất, ta tiến hành xây dựng một giếng thấm; đường kính giếng càng lớn thì lượng nước trữ càng nhiều (có thể từ 2 - 4 m); độ sâu không hạn chế. Trong các vanh giếng, có một vanh đặc biệt có làm các cửa sổ thu nước. Các cửa sổ có kích thước 100 x 100 m, được bịt kín bằng bản thép dày 6 mm, rộng 200 x 150 m có lắp một chụp lọc nhựa. Chụp lọc nằm trong cửa sổ, quay mũ ra ngoài. Nước từ ngoài qua tầng lọc đi vào trong giếng.

Cát lọc được đổ dày bằng khoanh giếng và bao quanh giếng với chiều rộng 1 - 1,2 m (bề dày tầng lọc). Giếng sẽ được bịt kín bằng bê tông dưới đáy. Như vậy, ngay ở giai đoạn đầu, giếng đã trữ được nước thấm từ sườn dốc đổ xuống. Về lâu dài, giếng cũng là nơi luôn trữ nước đã được lọc.

- Giai đoạn 2: qua thời gian, hồ nước sẽ được hình thành sau một quá trình bồi lắng, trầm tích đất cát và mùn đất phân hủy, tạo thành tầng chắn nước chống thẩm thấu ở đáy hồ.

Ở Côn Đảo đã có được hồ nước với diện tích khá lớn theo đúng quy trình như trên. Bất cứ một tác động nào làm thủng tầng ngăn nước ở đáy hồ sẽ làm nước trong hồ chảy ra biển cho đến mức cân bằng áp lực nước trong - ngoài. Việc cải tạo đầm ngập mặn diện tích lớn ở Côn Đảo đã được tiến hành hiệu quả để có thể trữ được lượng nước ngọt khá lớn từ nước mưa.

Khi đã có hồ, giếng thu sẽ được nâng cao miệng để cách ly với nước hồ. Nước hồ đi qua tầng lọc để lưu trữ trong giếng. O

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiến tạo hồ chứa nước mưa dưới chân núi ở các vùng hải đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO