Kẹt xe trước cổng trường học: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

Anh Thư| 08/10/2017 11:32

KHPTO - Mới đây, tại hội thảo “Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục trên địa bàn thành phố từ năm học 2006 - 2007 đến nay”, do Sở giáo dục và đào tạo TP.HCM phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển và Sở giao thông vận tải TP.HCM tổ chức, một số ý kiến cho rằng, cần các giải pháp căn cơ và lâu dài hơn.

Kẹt xe vì nhiều nguyên nhân
Trường THPT Marie Curie là một trong những ngôi trường lớn ở quận 3, ngay trung tâm thành phố, với diện tích 20.700 m2, gần 3000 học sinh và hơn 200 giáo viên, nhân viên. Trường tiếp giáp với 4 con đường lớn: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Điện Biên Phủ, Ngô Thời Nhiệm và Lê Quý Đôn. 
Ban giám hiệu nhà trường cho biết, đường Ngô Thời Nhiệm gần như không có lề đường, không có chỗ cho học sinh đi bộ. Nhiều hàng quán buôn bán dưới lòng đường, đây là nơi tụ tập ăn uống của học sinh nhiều trường. Do tiếp giáp giữa phường 6 và 7, nên việc giải tỏa hàng rong buôn bán trước cổng trường gặp nhiều khó khăn, trở ngại, không thể giải quyết dút điểm. Bên cạnh đó, dọc theo đường Nam kỳ Khởi nghĩa, các cao ốc ngày càng xuất hiện nhiều hơn (hiện góc đường Nam Kỳ Khởi nghĩa và Ngô Thời Nhiệm có 2 cao ốc đang hoàn thiện), đường thì nhỏ, xe ô tô nhạy kín cả con đường, nên giao thông khu vực này thường xuyên ùn tắc, dù không phải giờ cao điểm. Ngoài ra, phía đường Lê Quý Đôn, nhiều ô tô đậu dưới lòng đường và trên lề đường, cá biệt đôi khi một số cơ quan chức năng quây hàng rào giữ xe trên lề đường để giữ xe. Về phía đường Điện Biên Phủ, do kiến trúc xây dựng của trường, học sinh không có lối ra về cổng đường này. 
Thêm khó khăn nữa là do đặc thù học sinh THPT có nhiều hoạt động cá nhân sau giờ học (họp chi đoàn lớp, sinh hoạt các câu lạc bộ đội nhóm, tập văn nghệ, đi học thêm. . .) nên việc tổ chức xe đưa rước học sinh gặp nhiều khó khăn. Do trường dạy 1 buổi, số tiết mỗi tuần học sinh thực học là 30 tiết (tức 5 tiết/1 ngày x 6 ngày), nên nhà trường không thể bố trí các khối lớp 10, 11 hoặc 12 học lệch ca.
Nhà trường đã thực hiện nhiều giải phảp, trong đó có tiến hành bố tri giờ học sinh ra về lệch giờ so với các trường lân cận trong khu vực.
Tuy nhiên, theo ban giám hiệu nhà trường, việc tiến hành các giải pháp trên chỉ mang tính tạm thời, hiẹu quả giới hạn trong từng giai đoạn cụ thể. Giải pháp căn cơ là cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng rẻ, hiệu quả và đều khắp. Hạn chế xây dựng các cao ốc ở các con đường nhỏ. Bên cạnh đó, việc giải tỏa buôn bán hàng rong trước cổng trường đường Ngô Thời Nhiệm cần quyết liệt và dứt điểm.
Tại Trư¬ờng THPT Hùng Vương, Ban giám hiệu cho biết, trước cổng thính của trường là đường Hồng Bàng, có rất nhiều tuyến xe buýt đi qua và luôn tấp nập xe cộ; xung quanh có nhiều trường cấp 1, 2 và nhiều bệnh viện lớn. Vì vậy, đến giờ cao điểm viện ùn tắc giao thông là khó tránh khỏi, vì lúc này có nhiều phụ huynh đến đón con, chưa kể đến lượng người đến khám chữa bệnh và khách vãng lai.
Trường THPT Hùng Vương có số lượng học sinh đông nhất nhì thành phố, với hơn 3350 học sinh. Mỗi buổi có khoảng 2000 em học tại trường, đa số được phụ huynh đưa đón nên dẫn đến tình trạng có rất nhiều xe của phụ huynh ở cổng trường vào giờ tan học. Cùng đó, đối diện cổng trường là Bệnh viện đại học y dược với số lư¬ợng người đến khám, chữa bệnh rất đông. Gần cổng trường có một trạm xe buýt, với lượng xe ra vào thường xuyên (mỗi 2 phút là 1 chuyến) dẫn đến việc di chuyển của người dân khá khó khăn. Mặt khác, việc phụ huynh dừng, đỗ xe thiếu ý thức cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổng trường luôn lộn xộn, mất trật tự. Chưa đến giờ đón, nhiều phụ huynh đã có mặt từ sớm, ô tô, xe máy chen lấn nhau để tìm chỗ đỗ xe, dừng ngay dưới lòng đường, trước cổng trường, thậm chí dừng xe giữa lòng đường. Người đỗ dọc, người dựng ngang, rất mất trật tự. Khi đón con, em, không ít phụ huynh có tâm lý nôn nóng, muốn đón thật nhanh, dẫn đến tình trạng cố chen cho được vào sát cổng trường. 
Ban giám hiệu đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó giải pháp tốt nhất là nghiên cứu tổ chức hệ thống xe buýt phục vụ đưa rước học sinh đến trường, vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa giải quyết được nạn ùn tắc trước cổng trường, bởi trong tình hình phát triển mạng lưới trường học trong nội thành như hiện nay, nhiều trường ở sát đường, không có sân rộng để phụ huynh đỗ xe, nên việc cấm họ đậu xe dưới lòng đường là bất khả thi.
Thực hiện nhiều giải pháp
Hàng năm, Sở giáo dục và đào tạo TP.HCM đều triển khai các văn bản chỉ đạo về đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong ngành. Theo đó, phòng giáo dục và đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo UBND quận, huyện và tổ chức lễ kỷ kết liên tịch với Công an các quận, huyện nhằm giữ an ninh trật tự trước cổng trường. Yêu cầu tất cả các trường có sân bãi rộng phải tổ chức sắp xếp, mở các cổng trường cho phụ huynh vào trong sân khi đưa đón con em. Nơi nào không có sân bãi trong trường thì phối hợp với UBND địa phương để khảo sát tìm nơi lân cận tổ chức cho phụ huynh đưa đón con em, tuyệt đối không để phụ huynh đậu xe dưới lòng đường gây mất trật tự, an toàn giao thông. Hiệu trưởng các trường phối hợp với UBND phường, xã thành lập các tổ trật tự để hướng dẫn phụ huynh và học sinh giữ gìn trật tự, không gây cản trở giao thông. Dựng các panô để tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh, học sinh phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông.
Riêng đối với các trường quốc tế, các cơ sở văn hoá ngoài giờ, cơ sở giảng dạy ngoại ngữ tại các địa bàn nằm trên trục đường có mật độ lưu thông cao, thường xuyên ùn tắc giao thông, Sở giáo dục và đào tạo đã có văn bản chấn chỉnh và có kế hoạch làm việc với người đứng đầu các cơ sở trên, để xây dựng các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, Sở cũng nhắc nhở, chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiếp tục thực hiện việc bố trí lệch ca, lệch giờ học nhằm kéo giảm ùn tắc ùn giao thông vào các giờ cao điểm. 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kẹt xe trước cổng trường học: cần giải pháp căn cơ, lâu dài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO