Hồng nhung - một loài cây ăn trái hiếm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long

THÀNH HIỆP| 12/10/2017 11:23

Tại vườn nhà bà Nguyễn Ngọc Vương, 82 tuổi, ở ấp 7, xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có một cây cổ thụ lạ hiếm thấy, người địa phương gọi là cây hồng nhung vì trái nó giống như trái hồng màu đỏ tươi, da phủ một lớp nhung mịn, ruột trắng hồng, ăn vào cảm thấy thơm miệng và ngọt dịu.

Bà Vương kể lại, lúc thân phụ bà là ông Nguyễn Thành Giác (sinh năm 1918) còn sống có kể rằng lúc cụ còn nhỏ thì cây này đã có mặt rồi. Điều đó chứng tỏ cây hồng nhung này tính đến nay đã trên 100 tuổi.

2_2
Cây hồng nhung hiện nay cao khoảng 20 mét, thân độ hai người ôm, da xù xì, lá to, rậm, phủ kín một diện tích khoảng vài chục mét vuông. Cây ra trái quanh năm, trái chùm hoặc rời. Lúc sống có màu xanh, khi chín chuyển sang màu cam rồi tới màu hồng. Lúc trái còn trên cây bẻ xuống ăn hơi chát, đợi khi trái chín muồi tự rụng xuống đất, lúc đó thịt mới ngọt và thơm ngon, mùi vị đặc trưng. Bà Vương cho biết, bà con ở đây thường chưng hồng nhung trên bàn thờ vào những ngày giỗ, ngày tết nhờ sắc hồng tươi đẹp và hương thơm phảng phất. Đặc biệt, trẻ con rất thích loại trái này. 
Nhiều cụ cao niên ở Tam Bình cho biết, hồng nhung là cây hiếm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long và có lẽ đây là cây độc nhất vô nhị ở Vĩnh Long. Suốt hàng trăm năm qua, không ai thấy có cây con vì trái hồng nhung không hạt. Nhưng cách nay 3 năm, bà Vương lại phát hiện có một cây con mọc gần gốc cây mẹ (có lẽ nó đâm chồi từ rễ giống như cây sa kê) nên bà bứng lên trồng, hiện cây phát triển rất tốt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hồng nhung - một loài cây ăn trái hiếm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO