Hoàn thành tiêu chí môi trường, cần sự sự tham gia đồng bộ và thường xuyên của các cấp

H.D| 16/10/2021 14:33

KHPTO - Tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bao gồm nhiều tiêu chí thành phần do nhiều Sở - Ban ngành phụ trách và phụ thuộc nhiều vào ý thức của cộng đồng và doanh nghiệp. Do đó, để hoàn thành tiêu chí môi trường tại TP.HCM, cần sự sự tham gia đồng bộ và thường xuyên của các cấp chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề nghị, Ban chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới các huyện tăng cường Chỉ đạo Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã và các các phòng, ban, đơn vị có liên quan: Tiếp tục duy trì những kết quả đạt được tại các xã đã được đánh giá hoàn thành, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí môi trường tại các xã chưa đạt; duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền vận động nhan dân tham gia bảo vệ môi trường bên cạnh tăng cường công tác xử phạt; phát huy và nhân rộng mô hình tổ nhân dân tự quản về môi trường; chú trọng công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan quan xanh - sạch - đẹp, đầu tư các công trình chuyển hóa điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải, nước thải, mô hình điểm về tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp nhằm tạo điểm nhất về cảnh quan môi trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức về vệ môi trường cho các đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tập huấn kiến thức về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính cho các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra, rà soát các đối tượng sau đăng ký kinh doanh theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 6/9/2016 của UBND TP.HCM về quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập nhằm kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sau đăng ký thành lập.

Chủ động rà soát, khẩn trương xây dựng phương án bảo vệ môi trường cho các làng nghề, hướng dẫn các cơ sở hoạt động trong làng nghề phải đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TBBTNMT.

Tăng cường công tác rà soát, giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và có giải pháp phù hợp để đảm bảo tỷ lệ 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

Kịp thời thông tin về Sở Tài nguyên và Môi trường các khó khăn, vướng mắc để phối hợp, hỗ trợ khắc phục, xử lý. Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ban quản lý an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gấp rút phối hợp với Ban Chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới các huyện đẩy nhanh tiến độ rà soát, đánh giá kết quả hoàn thành tiêu chí 17.8 về an toàn thực phẩm và tiêu chí 17.7 về đảm bảo chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có các hướng dẫn, điều chỉnh về pháp lý (ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng dẫn triển khai chi tiết thực hiện Điều 20 Nghị định số 155/2015/NĐ-CP, bổ sung biện pháp cưỡng chế ngắt điện sản xuất của cơ sở vi phạm, thủ tục và thẩm quyền cưỡng chế buộc thi hành quyết định xử phạt, buộc di dời cơ sở ô nhiễm…) để tháo gỡ các khó khăn của thành phố trong triển khai xử lý đối với hành vi vi phạm các quy định bảo vệ môi trường, về vệ sinh nơi công cộng.

Đề xuất Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tách tiêu chí về an toàn thực phẩm riêng, không đưa vào tiêu chí 17 để thuận lợi cho việc hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá theo chuyên ngành. Khi xây dựng Thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLTBNV-BTNMT về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngành Tài nguyên và Môi trường, nên bổ sung thêm cán bộ phụ trách môi trường ở cấp xã.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoàn thành tiêu chí môi trường, cần sự sự tham gia đồng bộ và thường xuyên của các cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO