Giá bán lẻ sữa bột lon nhập khẩu ở VN cao hơn các nước bao nhiêu?

<_o3a_p>| 14/08/2009 16:04

Cuối tháng 7 vừa qua tại Đà Nẵng, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) tổ chức hội thảo “Người tiêu dùng chọn sữa thông minh” với sự tham dự của đại biểu 33 hội thành viên trên cả nước. Có một báo cáo gây sự chú ý cho người tiêu dùng, đó là “Khảo sát nhanh so sánh giá bán lẻ một số loại sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở VN và các nước” của ông Phan Thế Thắng, Ban bảo vệ người tiêu dùng thuộc Cục quản lý cạnh tranh, Bộ công thương. Mục đích của khảo sát nhằm kiểm tra xem có hay không hiện tượng giá bán lẻ sữa bột nhập khẩu ở VN cao hơn các nước trong khu vực và cao hơn khoảng bao nhiêu.

Thuế nhập khẩu và thuế VAT cho sữa bột ở các nước

Ở VN, từ tháng 10/2007, Bộ tài chính đã giảm thuế đối với các nguyên liệu, sản phẩm sữa nhập khẩu. Theo đó, giảm từ 5%, 7%, 10%, 15% xuống còn 3%, 5%, 7% đối với sữa nguyên liệu; giảm từ 15%, 25%, 30% xuống còn 10%, 15% đối với sữa thành phẩm và một số chế phẩm dinh dưỡng.

Từ tháng 3/2009, Bộ tài chính cũng đã tăng thuế nhập khẩu sữa tươi và sữa nước từ 3%, 5%, 7% lên 10%, 15%, 20% tùy vào mã HS, riêng với sữa bột nguyên liệu vẫn giữ nguyên mức thuế 3% - 7% trước đây. Thuế VAT là 10%.

Trong khi đó, ở Singapore, thuế nhập khẩu các mặt hàng sữa bột là 0%, và mặt hàng sữa bột phải chịu một loại thuế gọi là thuế GST (Good and Services Tax) 7%. Ở <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Indonesia, sữa chịu thuế nhập khẩu chung là 5%, còn thuế theo CEPT là 0%, thuế VAT là 10%.

Ở Thái Lan, ngoài thuế VAT là 7%, sữa chịu các mức thuế khác nhau tùy thuộc vào xuất xứ và chủng loại. Với sữa có mã số 0401, mức thuế từ 5% - 40%. ASEAN: 5%, Nhật 14,55%, Trung Quốc: 0% (từ 1/1/2007). Với sữa có mã số 0402, thuế dao động từ 0% -25%, trong đó 0% cho ASEAN, 2,5% nếu có xuất xứ từ Nhật.

<_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Malaysia không tính thuế VAT mà áp dụng thuế bán hàng (sales tax) cho sữa là 0%. Thuế nhập khẩu là 0%, trừ loại chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác chịu thuế nhập khẩu là 5%.

Ở Hàn Quốc, thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu trung bình ở mức 36%.

Bên cạnh việc khảo sát giá bán lẻ các loại sữa bột nguyên hộp nhập khẩu tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ..., nhóm khảo sát thu thập thông tin nước ngoài từ các thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc, New Zealand, Anh, Mỹ. Các yếu tố xem xét bao gồm: giá bán lẻ tại một số cửa hàng, siêu thị trên thị trường; thuế nhập khẩu sản phẩm sữa đó vào thị trường, thuế VAT áp dụng cho sản phẩm sữa.

Nhận định chung

Tại các nước phát triển như Hà Lan, Úc, New Zealand, Anh, Mỹ, chủng loại sữa không đa dạng như tại các nước đang phát triển. Nhu cầu sử dụng sữa bột tại các nước này thấp, người dân chủ yếu dùng sữa tươi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở VN cao hơn so với các nước đang phát triển như <_st13a_city w:st="on">Thái Lan, <_st13a_country-region w:st="on">Malaysia, <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Indonesia, tuy nhiên cũng có trường hợp thấp hơn. Mức thuế nhập khẩu trung bình đối với sữa bột nguyên liệu và nguyên hộp vào VN không phải là quá cao so với các nước trong khu vực. Thuế ở Thái Lan dao động từ 0% đến 40% tùy theo mã hàng và xuất xứ nhưng giá một số mặt hàng sữa bột nguyên hộp ở VN cao hơn ở Thái Lan từ 20% - 60%, có trường hợp cao hơn đến 100%. So với các nước <_st13a_country-region w:st="on">Indonesia, <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Malaysia có thuế nhập khẩu sữa thấp hơn so với VN, giá một số sản phẩm sữa ở VN cao hơn từ 25 - 30% so với các nước này, có trường hợp cao hơn đến 150%. So với các nước châu Á phát triển như <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Singapore, Hàn Quốc, giá sữa ở VN thấp hơn. Điều này được lý giải do thu nhập và mức sống ở các nước này cao hơn nhiều so với VN.

Một số mặt hàng sữa cụ thể được khảo sát như sau:

Sữa Abbott: giá khảo sát ở các siêu thị tương đương như giá ở Thái Lan. Có một điểm bán có giá cao hơn khoảng 20 - 30%. Giá sữa Pediasure ở VN cao hơn khoảng 20% so với Thái Lan, cao hơn 25 - 30% so với <_st13a_country-region w:st="on">Malaysia và <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Indonesia, thấp hơn so với Hàn Quốc khoảng 30%.

Sữa Mead Johnson: sữa Enfa Grow A+ bằng giá ở Indonesia, cao hơn ở Malaysia khoảng 50% nhưng thấp hơn ở Singapore. So với giá ở Thái Lan, sữa Enfa Grow 3+ cao hơn 60%, sữa Enfakid A+ cao hơn 21%, sữa Enfakid 4 A+ cao hơn khoảng 40%. Giá Enfamama tương đương với giá ở Thái Lan và <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Indonesia. Enfalac thấp hơn giá <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Singapore khoảng 30 - 50%.

Sữa Nestlé: Nan 1 và Nan 2 có giá bán ở VN tương đương ở Thái Lan và <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Malaysia hoặc cao hơn nhưng chưa đến 10%. Giá của Nan H.A1 Pro cao hơn giá ở <_st13a_country-region w:st="on">Malaysia khoảng 65,2% nhưng thấp hơn giá ở <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Indonesia khoảng 12%.

Sữa Friso: các loại sữa Friso 1 Gold, Friso 3 Gold có giá bán lẻ cao hơn Malaysia đến 50 - 60%, cá biệt có cửa hàng còn bán cao hơn đến 80%, thậm chí còn cao hơn so với Singapore khoảng 10 - 15%. Friso 4 Gold ở VN cũng cao hơn Friso 4 Gold ở <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Singapore gần 10%. Frisolac 1 Gold tương tự hoặc thấp hơn giá ở <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Malaysia khoảng 5%.

Sữa Dumex: các loại Digro 1, 2, 3 được bán lẻ cao hơn giá ở các nước <_st13a_city w:st="on">Thái Lan, <_st13a_country-region w:st="on">Malaysia,<_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Indonesia hơn 100%.

Sữa Dutch Lady: so với giá ở Malaysia, Dutch Lady 1, 2, 3 cao hơn khoảng 30%, Dutch Lady 4, 5, 6 cao hơn khoảng 10%.

Sữa XO nhập khẩu từ Hàn Quốc: nhóm nghiên cứu không thu thập được hết các chủng loại sữa XO, chỉ riêng loại XO hương vani có giá cao hơn ở Hàn Quốc khoảng 26 - 30%.

Các khảo sát chỉ mới được tiến hành tại một số điểm bán nên có thể chưa mang tính đại diện cho toàn bộ thị trường. Mặt khác khảo sát nhanh này chưa phân tích sâu các yếu tố như: sự khác nhau trong chi phí kinh doanh, vận chuyển, đóng gói, quảng cáo, nghiên cứu, thành phần, xuất xứ... Tuy nhiên kết quả nói trên cho chúng ta một cơ sở để từ đó các cơ quan chức năng nghiên cứu chi tiết hơn tìm ra nguyên nhân và giải pháp thích hợp.

Người tiêu dùng nên làm gì?

Một ghi nhận của nhóm khảo sát là ngay trên thị trường VN, giá sữa ở các cửa hàng, siêu thị cũng rất khác nhau, có khi chênh lệch từ 30.000 đến 50.000 đồng/hộp, do đó người tiêu dùng cần khảo giá kỹ lưỡng trước khi mua.

Trên thị trường hiện nay cũng có quá nhiều chủng loại sữa làm cho người tiêu dùng bối rối, khó phân biệt được sự khác nhau về mặt chất lượng, giá cả. Vì vậy, người tiêu dùng cần tỉnh táo trước các lời quảng cáo, có thể tham khảo các thông tin nói trên, chọn lựa một cách thông minh theo nhu cầu cụ thể của mình để đạt lợi ích cao nhất.

HẠNH UYÊN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giá bán lẻ sữa bột lon nhập khẩu ở VN cao hơn các nước bao nhiêu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO