Dự báo thị trường xi măng 2018

Quốc Tuấn| 16/11/2017 10:08

KHPT - Bộ xây dựng vừa có đánh giá cung cầu mặt hàng xi măng năm 2017, dự báo cân đối cung cầu năm 2018 và đề xuất, kiến nghị các giải pháp bình ổn thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong khi đó, năm 2017 có 3 dây chuyền sản xuất xi măng mới với công suất thiết kế 9,1 triệu tấn xi măng/năm đi vào vận hành. Như vậy, đến cuối năm 2017 cả nước có 83 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất đạt 98,56 triệu tấn, hoàn toàn có khả năng sản xuất đủ xi măng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2018 (bao gồm cả xi măng tiêu thụ nội địa và clinker, xi măng xuất khẩu).

Hiện nay, sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan có thể tăng lên, do vậy xuất khẩu xi măng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh nhiều hơn. Các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để tránh bị ép giá, giữ giá bán ổn định; có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để bình ổn thị trường xi măng trong những năm qua, Bộ xây dựng đã phối hợp cùng Hiệp hội xi măng Việt Nam thống nhất và chỉ đạo các đơn vị sản xuất xi măng trong toàn quốc thực hiện các giải pháp: triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; hoàn thiện mạng lưới kinh doanh xi măng, nhằm giảm chi phí lưu thông, chi phí bán hàng. VICEM cần phối hợp với các đơn vị liên doanh tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng tại khu vực miền Trung, miền Nam và các tỉnh miền núi phía Bắc để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác triển khai các đề tài ứng dụng công nghệ như các dự án tận dụng nhiệt thừa khí thải trong các nhà máy xi măng để sản xuất điện, việc tự túc một phần sản lượng điện này góp phần giảm thiểu tác động của việc thiếu điện; dự án tận dụng nguồn chất thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất; rác thải sinh hoạt làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường. Thực hiện đúng tiến độ đầu tư các dự án xi măng theo quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ. Kiểm tra, rà soát các dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020. Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để thực hiện tốt việc bình ổn, cân đối cung cầu và kiềm chế tốc độ tăng giá năm 2018, Bộ xây dựng cũng đã đề nghị Bộ công thương, tổ điều hành thị trường trong nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ có chính sách hợp lý trong việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu như điện, than, xăng, dầu. Đề nghị Bộ công thương chỉ đạo Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam cung cấp đủ than theo nhu cầu sản xuất và đảm bảo chất lượng than cho các nhà máy xi măng; EVN cấp đủ điện cho sản xuất xi măng. Kiến nghị Bộ tài chính báo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét ban hành Luật thuế giá trị gia tăng cho phù hợp với điều kiện thực tế...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dự báo thị trường xi măng 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO