Diệt lăng quăng bằng Mesocyclops

Mai Chi| 02/10/2009 08:55

Việc gây nuôi và thả Mesocyclops spp. vào các đồ chứa nước là một biện pháp đấu tranh sinh học chống sốt xuất huyết rất hiệu quả vì ít tốn kém, thân thiện với môi trường, dễ thực hiện và được người dân chấp nhận.

Với sự hỗ trợ của phòng côn trùng, khoa y tế cộng đồng Viện Pasteur, một luận văn thạc sĩ về mesocyclops đã được bảo vệ thành công tại ĐH khoa học tự nhiên, TP.HCM.

Virus gây sốt xuất huyết được truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009 số ca sốt xuất huyết ở Việt Nam là 25.770, số tử vong 26, tăng so với năm ngoái.

Việc dùng Mesocyclops spp., một loài giáp xác nhỏ (tôm bậc thấp), diệt lăng quăng đã được áp dụng tại các tỉnh phía bắc từ năm 1993, sau đó đến miền Trung, rồi đến phía nam từ 2001.

Đối tượng nghiên cứu là loài Mesocyclops sp. được thu nhận từ Bến Tre. Trong 24 giờ ở điều kiện phòng thí nghiệm nó có thể ăn 9 lăng quăng lứa tuổi I (xem hình). Nhưng điều quan trọng hơn là sát thủ này của ấu trùng muỗi vằn sau khi no nê có thể cắn chết 23 con lăng quăng nữa. Với tuổi thọ từ 3 tuần đến vài tháng, Mesocyclops sp. cáiđẻ khoảng 6 lần trong đời. Với chu kỳ mang túi trứng (phôi) khoảng 2 ngày, mỗi lứa đẻ trung bình cho ra 41 ấu trùng. Khi thiếu thức ăn Mesocyclops sp. có thể ăn nhau hoặc nhịn ăn trong nhiều ngày và nằm yên ở đáy nước. Ở một xã của Bến Tre có đến 58% dụng cụ chứa nước (chuyên dùng và không chuyên) có sẵn Mesocyclops sp.; ở đó tỷ lệ ấu trùng bị tiêu diệt lên đến 99%.

Việc gây nuôi và thả Mesocyclops spp. vào đồ chứa nước là một biện pháp đấu tranh sinh học chống sốt xuất huyết rất hiệu quả, ít tốn kém, thân thiện với môi trường và được người dân chấp nhận.

Mai Chi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Diệt lăng quăng bằng Mesocyclops
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO