Đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động

Trần An Thy| 10/08/2017 08:45

KHPTO - Theo bà Trần Lê Thanh Trúc, trưởng phòng Việc làm (Sở lao động và thương binh xã hội TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có 7.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó TP.HCM có 400 lao động. Đánh giá của các đơn vị hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn TP.HCM thì đây là con số quá khiêm tốn so với những năm trước đây. Thực tế cho thấy, nhu cầu lao động xuất khẩu là rất lớn, song các đơn vị hoạt động dịch vụ này không thể tìm đâu ra nguồn để đáp ứng.

Tại Hội nghị trao đổi về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Sở LĐ TB-XH TP.HCM tổ chức vào cuối tháng 7, hầu hết doanh nghiệp và trường nghề thừa nhận sự phối hợp giữa hai bên chưa chặt chẽ. Đây là nguyên nhân dẫn đến ngành nghề khát lao động thì không ai học, còn ngành nghề dôi dư lao động thì đổ xô đi học.

Để đáp ứng nguồn lao động xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Lâm, phó giám đốc Sở LĐ TB-XH TP.HCM đề nghị các trường phải đào tạo theo nhu cầu thị trường, đơn vị hoạt động dịch vụ và đặc biệt là đào tạo theo chương trình của nước sở tại. “Đơn vị XKLĐ có nhu cầu tuyên truyền cho thanh niên các quận, huyện thì đăng ký làm việc, Sở sẽ tạo mọi điều kiện, nếu địa phương nào không hợp tác, Sở sẽ có hướng giải quyết. Bên cạnh giải pháp này, Sở cũng đang phối hợp với đài truyền hình, đài phát thanh thành phố để có biện pháp tuyên truyền xuyên suốt và hiệu quả”, ông Lâm cho biết. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO