Cây phẩm nhuộm ở Lâm Đồng

BÍCH VÂN| 10/07/2009 11:04

Một giảng viên ngành sinh thái và tài nguyên của Trường đại học Đà Lạt đã nghiên cứu về cây phẩm nhuộm ở Lâm Đồng nhằm khai thác nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương, tìm kiếm khả năng xây dựng vùng nguyên liệu và phục hồi nghề nhuộm dệt vải thổ cẩm truyền thống của bà con dân tộc K’ho.

Thạc sĩ Hoàng Thị Bình, giảng viên chuyên ngành sinh thái và tài nguyên, khoa sinh Trường đại học Đà Lạt, đã nghiên cứu về cây phẩm nhuộm ở Lâm Đồng. Trong nghiên cứu này, ThS. Bình đã tiến hành khảo sát hai loài chàm phân bố ở Lâm Đồng là Chàm muồng (Indigofera cassioides Rottl. ex BI..) và Chàm bụi (Indigofera suffruticosa Mill..).

Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, ThS. Bình nhận thấy việc khai thác hai loài chàm này để tách chiết phẩm nhuộm indigotin có ưu điểm là thuận lợi trong gieo trồng. Về nhược điểm, hai loài này chỉ sinh trưởng và phát triển trong thời gian ngắn (6 tháng mùa khô) ở Lâm Đồng, do đó việc thu hái và chế biến bị hạn chế.

Ứng dụng

Sau khi thu được bột chàm từ 2 loài cây nêu trên, tác giả đã tiến hành nhuộm thử chất màu này lên sợi vải như sau:

+ Cho 2 (g) bột chàm pha vào 200 (ml) dung dịch nước cất, thu được dung dịch màu xanh chàm (dung dịch A).

+ Lấy sợi vải màu trắng ngâm vào dung dịch A trong 3 giờ, sau đó đem phơi khô. Lặp đi lặp lại quá trình này 10 lần, sẽ thu được sợi vải có màu xanh chàm.

Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho việc nhân trồng nguồn nguyên liệu cung cấp màu chàm cho việc nhuộm các sản phẩm như vải thổ cẩm và hàng thủ công mỹ nghệ.

Chàm muồng

(Indigofera cassioides Rottl. ex BI..)

Chàm bụi

(Indigofera suffruticosa Mill..)

Bột chàm muồng

Bột chàm bụi

BÍCH VÂN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cây phẩm nhuộm ở Lâm Đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO