Cần khắc phục những sai lầm thường gặp của doanh nghiệp trong xuất khẩu

Hải Yên| 03/08/2017 10:02

KHPT - Theo Trung tâm xúc tiến thương mại TP.HCM (ITPC), việc đưa hàng đi xuất khẩu nước ngoài rất phức tạp nếu không có sự chuẩn bị trước. Theo đó, ITPC đã chỉ ra 10 sai lầm thường gặp trong xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam hay gặp phải.

Không nghiên cứu về chủng loại CDI: một số doanh nghiệp cho rằng chủng loại hàng hóa của họ ở đâu cũng phù hợp cả, vì thế họ không tiến hành nghiên cứu về sức cạnh tranh và giá cả. Tuy nhiên, đây là sai lầm đầu tiên bởi nó có thể khiến doanh nghiệp bị thất bại khi không tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cũng như không khảo sát thị trường muốn xuất khẩu đến.

Hạn chế đầu tư cho tiếp thị: ít có thương hiệu nào quá sáng tạo và hấp dẫn đến nỗi bán được sản phẩm mà không cần đầu tư vào các hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến mãi. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu tin rằng, họ có thể chào “giá thực” và tự nhà phân phối sẽ phát triển kinh doanh mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Luôn có chi phí kinh doanh trong mọi thị trường. Cuối cùng, thành quả đạt được của doanh nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với sự đầu tư tiếp thị của bạn.

Lại thêm một sản phẩm nhái nữa: sự sáng tạo tràn ngập thế giới với tốc độ nhanh. Các nhà sản xuất thất bại khi họ không tạo ra được lợi điểm bán hàng độc đáo cho thương hiệu của mình. Vì thế, các doanh nghiệp phải luôn đưa ra các câu hỏi cho mình: Tại sao sản phẩm của bạn khác so với các lựa chọn hiện tại? Sự khác biệt đó có ý nghĩa gì không?

ITPC cho rằng, giá tốt hơn hoặc có sự đầu tư tiếp thị mạnh mẽ cũng có thể tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Giá quá cao: trong nhiều dự án xuất khẩu, mức giá tiêu thụ ở các thị trường này có thể cao gấp đôi so với giá ở nơi sản xuất do phải cộng thêm chi phí hậu cần, thuế nhập khẩu, lợi nhuận của nhà phân phối và các loại thuế khác.

Tuy nhiên, phần lớn tăng trưởng xuất khẩu đến từ các thị trường mới nổi, nơi có sức chi tiêu còn thấp. Vì vậy, kết quả là sản phẩm giá cao được chào bán cho những người có khả năng chi tiêu hạn chế. Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng sẽ trả thêm một khoản chênh lệch (10 - 30%) cho một sản phẩm nhập khẩu chất lượng. Nhưng, một khi giá sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn 50% so với các đối thủ nội địa, doanh nghiệp chỉ có thể thu hút 10% dân số có mức thu nhập cao trong hầu hết các trường hợp.

Không có nhãn bằng tiếng địa phương: tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, nhưng rõ ràng là nhãn hàng của doanh nghiệp sẽ được tiếp nhận tốt hơn nếu nó được dán nhãn bằng tiếng địa phương.

Nhiều quốc gia có luật yêu cầu ghi nhãn hoặc ít nhất là thông tin dinh dưỡng phải được thể hiện bằng ngôn ngữ địa phương. Một vấn đề tương tự là một số nhãn hàng không dịch tên nhãn khi phân phối trên toàn cầu. Tên nhãn hàng của bạn có ý nghĩa gì trong ngôn ngữ địa phương? Cách phát âm có tương tự như một cái gì khác mà không hề liên quan gì đến thương hiệu của bạn hay không?

Thiếu đánh giá kỹ lưỡng khi chọn lựa nhà phân phối, đối tác: nhiều mối quan hệ chỉ dựa trên việc gặp gỡ ngắn ngủi tại một cuộc triển lãm thương mại, đó là nơi tuyệt vời để gặp gỡ các nhà phân phối tiềm năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá kỹ lưỡng về đối tác tiềm năng này tại nước của họ trước khi bắt đầu mối quan hệ. Điều này bao gồm phỏng vấn nhà phân phối cũng như các đối tác khác tại văn phòng địa phương của họ.

Đến thăm các cửa hàng để xem thành quả của các thương hiệu hiện tại của họ. Tiến hành các kiểm tra tham chiếu và kiểm tra tài chính với Dun & Bradstreet hoặc các cơ quan kiểm tra độ tin cậy tương tự.

Chuyển hướng - mới: đơn vị tiếp khách hàng tại các bộ phận quản lý kế hoạch xuất khẩu sẽ tràn ngập những yêu cầu của các nhà phân phối, người mua muốn đặt mua các thương hiệu nổi tiếng. Đa phần những yêu cầu này là chính đáng, nhưng một tỷ lệ đáng kể là từ các nhà phân phối mới. Nếu giá xuất khẩu của bạn thấp hơn so với giá tiêu chuẩn, bạn cần hết sức thận trọng khi giao dịch với các nhà phân phối mới, người mua mới.

Cần thực hiện việc đánh giá kỹ lưỡng như đã nêu tại điểm 6, bao gồm việc viếng thăm kho hàng của các nhà phân phối. Đừng cho phép một nhà phân phối mới nhận hàng tại nhà máy hoặc tại một cảng địa phương, nếu giá bán cho nhà phân phối mới này thấp hơn giá tiêu chuẩn của bạn. Hãy giao cho nhà phân phối loại sản phẩm với nhãn dán bằng tiếng địa phương của họ và thận trọng về lời hứa sẽ dán nhãn sản phẩm tại cảng.

Không tập trung vào cách bài trí: quá nhiều thảo luận giữa nhà xuất khẩu với nhà phân phối chỉ tập trung vào các lô hàng và đơn đặt hàng. Một yếu tố quan trọng là cần phải tập trung vào các hoạt động để tạo ra sức tiêu thụ. Một số dự án xuất khẩu thất bại do các nhà xuất khẩu không theo dõi sát tiến độ dựa vào các nền tảng: chấp nhận của các nhà bán lẻ lớn, cách phân loại, định giá cả, cách bài trí kệ, và hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng.

Doanh nghiệp xuất khẩu không khảo sát thị trường: Internet đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc giao tiếp trên toàn cầu. Tuy nhiên, nó không thể thay thế cho các cuộc khảo sát thị trường định kỳ, gặp gỡ trực tiếp để thảo luận các vấn đề và đo lường sự tiến triển, bởi “xa mặt sẽ cách lòng”.

Những kỳ vọng không thực tế: các nhà xuất khẩu thường lạc quan, tung ra các kế hoạch với ước tính doanh số bán được dựa trên quy mô về chủng loại với các tuyên bố trứ danh “Nếu chúng ta chỉ cần lấy được 10% thị phần…”.

Thực tế là, 10% thị phần có thể đạt được, nếu doanh nghiệp tập trung để tránh các sai lầm được thảo luận từ điểm 1 đến điểm 9 ở trên.

XK_xoai

Mặt hàng trái cây xuất khẩu (ảnh chỉ mang tính chất minh họa) - Ảnh: T.L

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần khắc phục những sai lầm thường gặp của doanh nghiệp trong xuất khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO