Cách làm bài kiểm tra

NGUYỄN THANH HƯƠNG| 24/10/2010 09:22

Chuẩn bị: chú ý xem kết quả của những bài kiểm tra gần đây. Dùng chính những bài kiểm tra đã có để ôn tập. Đến sớm: mang theo tất cả những đồ dùng bạn cần như là bút chì, bút bi, máy tính, từ điển và đồng hồ để bạn có thể hoàn toàn tập trung vào bài kiểm tra. Tạo cho mình một tâm thế thoải mái nhưng cảnh giác. Nếu được, chọn một chỗ ngồi thích hợp .

Thoải mái và tự tin: tự nhắc nhở là bạn đã chuẩn bị rất kỹ càng và sẽ làm tốt. Nếu thấy mình đang lo lắng, hãy hít thật sâu, thở thật mạnh để lấy lại thế cân bằng. Đừng nói chuyện với mọi người xung quanh vì sự lo lắng là một trạng thái có thể “truyền nhiễm”.

Làm bài: đọc kỹ hướng dẫn của đề bài, nó sẽ giúp bạn khắc phục được những sai lầm do không cẩn thận. Nhanh chóng lướt qua toàn bài để có một cái nhìn tổng quát. Nhận biết những phần quan trọng, vạch ra thật ngắn gọn những ý chính.

Trả lời một cách khoa học: nên bắt đầu với những câu hỏi dễ, để tạo cảm giác tự tin và ngay lập tức ghi được điểm, sau đó đến những câu hỏi khó hoặc câu được nhiều điểm. Loại trừ những đáp án mà bạn biết chắc chắn là sai, không phù hợp. Với dạng câu hỏi mang tính chủ quan, vạch ra những ý chính, và sắp xếp ý theo trình tự phù hợp.

Xem lại: hãy kiềm chế ý muốn rời khỏi phòng sau khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi, đảm bảo rằng bạn đã trả lời hết các câu hỏi, không đánh dấu nhầm, hay làm sai một vài điểm đơn giản, phát hiện ra các lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu...

Khi làm các loại bài dạng đúng - sai, nên lưu ý rằng tất cả các vế của một phương án đúng đều phải đúng, chỉ cần một vế của phương án ấy sai, thì toàn bộ phương án ấy là sai, cho dù trong đó có rất nhiều vế đúng.

Chú ý nhiều tới những mệnh đề phủ định, hạn định, vô điều kiện, hoặc gồm rất nhiều vế. Những mệnh đề phủ định dễ gây nhầm lẫn. Nếu như trong câu có những từ mang nghĩa phủ định như: “không, không thể”, bạn sẽ tạm bỏ qua phần phủ định và đọc những gì còn lại, quyết định xem câu đó là đúng hay sai, nếu nó đúng, thì điều ngược lại, hay phủ định với nó thường sai.

Những từ hạn định là những từ giới hạn hay mở ra một nhận định chung. Những từ như: “thỉnh thoảng, đôi khi, thông thường, nói chung” mở ra khả năng về một mệnh đề chính xác, tạo ra một lời tuyên bố vừa phải, dễ dàng thể hiện sự thật, và thường là dấu hiệu của một mệnh đề đúng. Những từ mang ý tuyệt đối như “không”, “không bao giờ”, “luôn luôn”, “tất cả”, “toàn bộ”, “chỉ” chỉ ra rằng mệnh đề hay ý đó phải chính xác đến 100%, vì vậy đây thường là một mệnh đề sai.

Những câu dài thường bao gồm một nhóm các từ được phân cách bởi các dấu câu. Chú ý tới “sự thật” của từng vế một. Chỉ có một vế sai thôi, thì câu đó vẫn phải được đánh dấu “sai”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cách làm bài kiểm tra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO