Cả nước chung sức khắc phục hậu quả cơn bão số 1: Phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm ở tất cả các khâu

07/06/2006 11:30

Bản tin cuối cùng vào 7 giờ 40 sáng 18/5/2006 của Đà Nẵng Radio phát dự báo Cơn bão số 1 (bão Chanchu) di chuyển theo hướng bắc tây bắc và bắc (có nghĩa bão không vào bờ biển Việt Nam mà chuyển hướng vào phía Trung Quốc). Thế nhưng diễn tiến sau đó của bão số 1 đã đưa đến hậu quả thương tâm cho đồng bào miền Trung: Đà Nẵng có 7 tàu chìm với 140 lao động, 3 tàu vẫn còn mất liên lạc với 58 lao động, còn ít nhất 205 người mất tích chưa tìm thấy, công tác tìm kiếm còn phải kéo dài thêm 10 ngày nữa... Ngày 22/5/2006, Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ đã phát động quyên góp giúp đỡ đồng bào bị nạn do cơn bão số 1 gây ra.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi điện cám ơn Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về việc “Chính phủ và các ngành hữu quan của Trung Quốc đã kịp thời huy động tàu và lực lượng cứu hộ, cứu nạn tích cực, đã cứu được hàng chục thuyền cá và hàng trăm ngư dân Việt Nam bị nạn”.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có công điện gởi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Đảng bộ, nhân dân thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, đặc biệt đối với các gia đình và thân nhân người bị nạn. Chủ tịch nước mong rằng các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp cùng với đảng bộ các tỉnh, thành phố tích cực hơn nữa trong việc động viên, giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân sớm vượt qua những tổn thất, nhanh chóng ổn định cuộc sống trước thảm họa lớn này.

Cùng ngày 22/5, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương Lê Huy Ngọ; Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với báo chí về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong côngtác đối phó với cơn bão số 1 vừa qua cũng như hướng khắc phục những tồn tại trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ lo ngại khi đến thời điểm này, các lực lượng chức năng vẫn chưa thể xác định được chính xác có bao nhiêu tàu thuyền, bao nhiêu ngư dân đánh cá ngoài khơi bị ảnh hưởng cơn bão số 1. Phó Thủ tướng yêu cầu tất cả các cơ quan chức năng phải nhanh chóng kiểm điểm, rút kinh nghiệm ở tất cả các khâu. Bộ Thủy sản phải nghiêm túc rút kinh nghiệm về khâu tổ chức đánh bắt xa bờ gắn với phòng chống lụt bão, kiểm soát tàu thuyền và ngư dân ra khơi, không để tình trạng tàu thuyền không bảo đảm an toàn ra khơi đánh bắt thủy sản. Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cũng phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm về việc cảnh báo, dự báo, chỉ đạo sát sao liên tục và quyết liệt, hướng dẫn cụ thể người dân cách phòng tránh, không chỉ đạo chung chung là “thông báo cho các chủ tàu thuyền tìm cách thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão” mà phải nói chi tiết hơn về hướng đi và khuyến cáo người dân hướng nào nên đến trú ẩn an toàn. Bộ Quốc phòng đặc biệt là lực lượng bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, khi ra khơi phải bảo đảm thông tin liên lạc thường xuyên để khi gặp sự cố có thông tin xử lý kịp thời. Qua cơn bão số 1, thấy rõ lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ của chúng ta chưa đủ sức tiếp cận với biển khơi trong điều kiện khó khăn. Hạn chế này cần phải được khắc phục nhanh chóng.

Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương Lê Huy Ngọ, nhìn nhận: “Khi bão chuyển về hướng bắc chúng tôi đã nghĩ đến tàu thuyền đang hoạt động trên biển sẽ gặp bão, nhưng thực sự cũng không nghĩ mật độ tàu thuyền cao như vậy. Với phạm vi quá xa, hơn 1.400 cây số, là vượt khả năng thông tin của chúng ta. Chúng tôi đang rút kinh nghiệm về khả năng dự báo của mình, về khả năng kiểm soát và cứu hộ cứu nạn ở tầm xa”.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn: “Bà con ngư dân thường ra biển đánh bắt khoảng 3 tháng sau mới về. Việc kiểm soát ra khơi của bà con cũng khó khăn. Tới đây, để tiện cho việc liên lạc, chúng tôi phải yêu cầu tất cả các tàu đánh cá xa bờ đăng ký tần sóng liên lạc với bộ đội biên phòng để sớm có thông tin xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc tương tự xảy ra”.

Ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, nói: “Tôi thấy ở đây là lỗi khách quan. Nhưng đứng ở góc độ chủ quan thì cũng thấy ở đó có trách nhiệm, chứ không thể khác được. Tôi thấy có hai việc: Một là tính chủ động trong khắc phục các quyluật tự nhiên và chủ động bảo vệ con người và tài sản khi xảy ra thiên tai. Hai là tăng cườngtính chính xác trong dự báo thiên tai, thời tiết, quan trọng hơn là cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin dự báo đến mọi người. Nếu vừa rồi dự báo không bất cập, ngư dân biết tin báo bão sớm hơn thì đâu đến nỗi... Một vấn đề khác là khả năng ứng cứu tai nạn trên biển xảy ra ngoài khơi xa, phản ứng của các cơ quan cứu hộ chưa kịp thời, vì bị bất ngờ...”.

Về mặt kỹ thuật, phần lớn ngư dân ra khơi đánh cá, phương tiện duy nhất có thể liên lạc với đất liền để biết tin tức thời tiết, chủ yếu nhờ vào máy vô tuyến ICOM do họ tư å sắm và tự mày mò sử dụng và nhờ nghe radio từ các đài phát thanh. Nhưng cả hai dụng cụ này trở nên vô dụng khi biển động, gió bão, sóng âm điện từ bị hạn chế rất nhiều. Bán kính phát của Đà Nẵng Radio vào khoảng 1.000 km, nghĩa là ngư dân có thể bắt được nhưng với điều kiện máy ICOM phải tốt, còn lúc mưa to gió bão lớn, chỉ cách đài phát 1 km là đã không nghe được hoặc nghe lao xao. Đây là vấn đề kỹ thuật thông tin. Đã đến lúc phải tính đến việc cần phải hỗ trợ ngư dân có được thiết bị tối tân hơn, đảm bảo nhận được thông báo khẩn vào những lúc thời tiết xấu dữ dội như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cả nước chung sức khắc phục hậu quả cơn bão số 1: Phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm ở tất cả các khâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO