Bộ y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu

H. LAN - M.N| 17/07/2020 18:46

KHPTO - Theo hướng dẫn của Bộ y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs- Leoffler) gây nên.

Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giảmạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tốgây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơtửvong cao do tắc đường thởvà viêm cơtim. Bệnh có thuốc điều trịđặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tốbạch hầu (SAD) và có thểdựphòng bệnh bằng vaccin.

Trực khuẩn bạch hầu sống lâu ởgiảmạc và họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, vi khuẩn sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên các đồchơi của trẻbịbạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế... Vi khuẩn bạch hầu chết ởnhiệt độ580C trong vòng 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn chết trong vài giờ

Hay gặp nhất là bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20 - 30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3 - 8%), bạch hầu da...

Nguyên tắc điều trị bệnh bạch hầu:

- Phát hiện sớm, cách ly khi phát hiện ca bệnh.

- Sửdụng kháng độc tốbạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay đểngăn chặn các biến chứng đểgiảm tửvong.

- Theo dõi, phát hiện sớm và xửlý kịp thời các biến chứng.

- Chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

Tất cảngười bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện đểcách ly cho đến khi có kết quảxét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờvà không quá 24 giờsau khi điều trịkháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm, phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trịkháng sinh.

- Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Nhà ởcủa người bệnh, dụng cụtrong phòng, đồdùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uếvà sát khuẩn.

- Phòng bệnh bằng vaccin bạch hầu: trong Chương trình tiêm chủng mởrộng quốc gia, dùng vaccin bạch hầu - ho gà

- uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ2 - 3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1 ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi năm 1 lần cho đến 5 tuổi.

- Với người tiếp xúc: xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.

***

* Chiều 9/7, tại thịtrấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa (tỉnh Gia Lai), Bộ y tế, Ủy ban nhân dân và Sở y tế các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp phát động chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu trong toàn khu vực Tây Nguyên, nhằm ứng phó với tình hình bệnh bạch hầu đang diễn biến hết sức phức tạp.

Dự kiến, sẽ có khoảng 10 triệu liều vaccin cung cấp cho 4 địa phương thực hiện chiến dịch với hơn 4,7 triệu người được tiêm chủng.

Theo kế hoạch tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu được công bố tại lễ phát động, việc tiêm phòng tại khu vực Tây Nguyên cơ bản sẽ được tiến hành từ ngày 9/7/2020 đến hết tháng 3/2021, chia làm nhiều nhóm tuổi và giai đoạn.

Với nhóm trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi, lực lượng chức năng sẽ rà soát kỹ các trường hợp tiêm sót và thiếu mũi, để tiêm vaccin SII nhằm đảm bảo đủ 3 mũi, trong đó có thành phần phòng bạch hầu. Nhóm từ 13 đến 18 tháng tuổi sẽ được tiêm ngay một mũi SII, không chờ đến đủ 18 tháng. Ở nhóm từ 19 đến 48 tháng tuổi, trẻ chưa tiêm đủ 4 mũi theo quy định sẽ được tiêm phòng mũi DPT.

Trẻ trong nhóm 7 tuổi được tiêm ngay 2 mũi vaccin Td theo quy định.

Cũng theo kế hoạch, trong hai tháng 7 và 8/2020, việc tiêm phòng được thực hiện tại 11 huyện, thị có bệnh bạch hầu từ năm 2019 trở lại đây. Tháng 9 đến tháng 11/2020, lực lượng chức năng sẽ triển khai tiêm tại 19 huyện, thị có bệnh bạch hầu từ năm 2013 trở lại đây. Từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021, người dân tại 20 huyện, thị sẽ tiêm đồng loạt, ưu tiên các buôn làng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Giai đoạn 4 (tháng 3/2021): rà soát các đối tượng còn lại, tiêm lồng ghép trong quá trình tiêm chủng mở rộng.

Đây là chiến dịch tiêm vaccin phòng, chống bệnh bạch hầu với quy mô lớn. Chiến dịch thực hiện ở 4 tỉnh Tây Nguyên bao gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông, với đối tượng là tất cả những người từ 2 tháng tuổi trở lên. Mục tiêu chung của chiến dịch là bảo đảm ít nhất 90% các đối tượng từ 2 tháng tuổi đến 40 tuổi tại 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông được sử dụng vaccin chứa thành phần bạch hầu bảo đảm an toàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO