Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6: Vở rối lạ “Chuyện tò he”
  • 10:56, 29/05/2009
  • 0 bình luận
Vở rối “Chuyện tò he” của Nhà hát múa rối Việt Nam sau khi giành Huy chương bạc tại Liên hoan múa rối quốc tế lần thứ nhất (2008) và giải A dành cho đạo diễn tại Liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc, sẽ ra mắt khán giả nhỏ tuổi TP.HCM nhân dịp 1/6 năm nay. “Chuyện tò he” là sự kết hợp giữa rối cạn và nghệ thuật sắp đặt, giữa rối bóng, rối que, rối dây, rối lùn, rối chân, rối diễn kết hợp với người...
Ông Huỳnh Công Minh và triển lãm ảnh về nghệ sĩ Thanh Nga
  • 16:03, 06/03/2009
  • 0 bình luận
Những hình ảnh về nghệ sĩ Thanh Nga, người phụ nữ tài sắc đẹp vẹn toàn đã chiếm được tình cảm của công chúng qua hàng trăm vai diễn bằng nét diễn sống động, tự nhiên, đầy biểu cảm đang được trưng bày tại tiền sảnh của Nhà hát Bến Thành (TP.HCM) từ ngày 3 - 8/3/2009 trước khi được trưng bày ở các tỉnh khu vực miền Tây Nam bộ. Đây là những hình ảnh NSƯT Thanh Nga trong các vở diễn nổi tiếng như Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bông hồng cái áo, Nửa đời hương phấn, Đời cô Lựu, Phụng Nghi Đình, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga, Bên cầu dệt lụa… được ông Huỳnh Công Minh ghi lại trong suốt những năm 1955 - 1959. Bên cạnh hình ảnh nghệ sĩ Thanh Nga, khách tham quan triển lãm sẽ như được quay về 40 - 50 năm về trước, khi mà cải lương khẳng định giá trị đích thực: hay, đẹp và sang trọng với những phông cảnh trí to lớn vẽ sắc sảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Nghệ sĩ thời ấy, dáng dấp hầu như ai cũng đẹp, toát ra chất tài tử phong lưu quyến rũ. Phục trang, đạo cụ cũng đúng chuẩn mực; những điều nhỏ nhặt như kiểu áo, cách chải tóc, đeo kiềng... phải đúng với bối cảnh xã hội của vở tuồng; bình hoa chưng, đĩa trái cây cúng... phải đẹp và giống như thật.
Cây bông xanh  - “cây đinh” của Hội hoa xuân Kỷ Sửu
  • 19:00, 06/02/2009
  • 0 bình luận
Tại Hội hoa xuân Kỷ Sửu tổ chức tại công viên Tao Đàn, TP.HCM, khách tham quan rất chú ý đến một loại cây có đầy hoa, hoa màu xanh tím rất đẹp, gọi là cây bông xanh. Khó mà chụp được ảnh cây này đứng một mình vì luôn luôn có khách đứng bên cạnh để được chụp ảnh cùng với nó. Cây bông xanh này là của nghệ nhân Nguyễn Đức Thuận (Đà Lạt), đoạt một trong hai giải vàng bộ môn hoa xứ lạnh.
Phim Tết -  không hài vẫn thắng?
  • 17:24, 16/01/2009
  • 0 bình luận
Không thể cạnh tranh với phim ngoại vào mùa hè, phim Việt năm nào cũng đành chờ dịp Tết Nguyên đán mà đồng loạt ra rạp. Năm nay, bên cạnh hai bộ phim nhập là Bedtime Stories (Chuyện kể lúc nửa đêm) và Red Cliff 2 (Trận chiến Xích Bích 2), khán giả sẽ được xem ba bộ phim nội là Giải cứu thần chết, Đẹp từng centimet và Huyền thoại bất tử.
Huế: Nghề đóng thuyền đang mai một
  • 15:31, 28/11/2008
  • 0 bình luận
Đã có một thời, khi Huế là kinh đô của triều Nguyễn, tàu thuyền khắp nơi đến neo đậu, buôn bán phát triển sầm uất. Nơi đây cũng đã hình thành hẳn một nghề đóng thuyền. Số người già đóng thuyền lần lượt qua đời, lớp trẻ không ai kế nghiệp, giờ chỉ còn vài gia đình biết nghề. Những chiếc thuyền lớn hay nhỏ, được làm bằng tre hay gỗ cũng đều mang những tính chất kỹ thuật giống nhau, tùy theo tải trọng lớn nhỏ mà thay đổi cho phù hợp. Nghề đóng thuyền ngày ấy là nghề cha truyền con nối.
Ông Nguyễn Tiến Văn: Tri thức càng chia càng tăng giá trị
  • 17:24, 26/09/2008
  • 0 bình luận
Sáng ngày 22/9/2008, tại Viện nghiên cứu xã hội TP.HCM, lễ tiếp nhận hơn 18.000 cuốn sách do nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn (Việt kiều Canada) trao cho viện đã diễn ra. Ông đã chia sẻ với báo Khoa Học Phổ Thông về hành trình của những cuốn sách và tình cảm của ông gởi gắm trong món quà tri thức này.
Festival Huế 2008 hoành tráng nhất từ trước đến nay
  • 16:10, 06/06/2008
  • 0 bình luận
Sau bốn lần tổ chức, Festival 2008 hứa hẹn mang đến cho du khách cũng như người dân Huế những đại tiệc lễ hội với sự tham gia của 21 đoàn nghệ thuật truyền thống và đương đại với nhiều loại hình nghệ thuật như ca múa nhạc, sân khấu, xiếc, nghệ thuật sắp đặt... Theo ban tổ chức, Festival Huế 2008 có 476 nghệ sĩ, diễn viên quốc tế, 1.078 nghệ sĩ, diễn viên trong nước và 5.000 diễn viên quần chúng. Festival Huế đã chính thức bắt đầu vào lúc 20 giờ ngày 3/6/2008 với lễ khai mạc gồm nhiều tiết mục kết hợp giữa các loại hình nghệ thuật truyền thống như nhã nhạc cung đình Huế, đàn đá kèn đá Tuy An... và các tiết mục đến từ các nước trên thế giới như Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ, đúng như tinh thần của Festival Huế lần thứ V “Di sản văn hóa hội nhập và phát triển”.
Sen vua trong chùa Phước Kiển
  • 14:05, 16/05/2008
  • 0 bình luận
Nếu có dịp đến Đồng Tháp, bạn đừng bỏ qua cơ hội ghé thăm chùa Phước Kiển để được tận mắt chiêm ngưỡng nét đẹp kỳ diệu và hấp dẫn của cây sen vua.
Ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đã đến TP.HCM
  • 09:51, 02/05/2008
  • 0 bình luận
Từ thành phố Olympia - Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đến Bắc Kinh vào ngày 31/3/2008 rồi từ đó, ngọn đuốc đi qua 19 thành phố ở năm châu lục, trong đó có TP.HCM, trước quay trở về địa phận Trung Quốc. Chiều ngày 29/4/2008, lễ rước đuốc Olympic diễn ra tại TP.HCM. 60 người thuộc nhiều ngành nghề khác nhau đã được chọn tham gia đoàn rước đuốc này.
Đạo diễn Phan Huyền Thư: Tôi sẽ là nhà làm phim tài liệu độc lập
  • 11:05, 14/03/2008
  • 0 bình luận
Trong các hạng mục của giải thưởng do Hội điện ảnh Việt Nam trao tặng Cánh diều vàng 2007, ở thể loại phim tài liệu, đạo diễn nữ duy nhất với hai bộ phim “Cha mẹ xin lỗi con” và “Mẹ, con đã về” - Phan Huyền Thư đã được trao tặng giải đạo diễn xuất sắc nhất. PV báo Khoa Học Phổ Thông đã có cuộc trò chuyện với chị nhân dịp này, ngay trước khi chị rời TP. Hồ Chí Minh.
Nghệ sĩ Trần Nhật Minh: Hợp xướng sẽ có chỗ đứng trong lòng công chúng
  • 10:01, 07/03/2008
  • 0 bình luận
Trong chương trình biểu diễn định kỳ của Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM (HSBO) tại Nhà hát thành phố vào ngày 9/3/2008 tới đây, bên cạnh màn trình diễn của GS. NSND Tạ Bôn, nghệ sĩ piano Lý Giai Hoa, còn có sự góp mặt của chỉ huy dàn hợp xướng Trần Nhật Minh. Anh đã hoàn thành xong khóa nghiên cứu sinh ngành chỉ huy hợp xướng tại Nhạc viện Tchaikovsky (Moskva) và trở về công tác tại HSBO. Vài ngày trước khi chương trình biểu diễn được tổ chức, PV báo Khoa Học Phổ Thông đã có dịp trò chuyện với anh.
Quay phim bằng máy bay điều khiển từ xa
  • 08:22, 29/02/2008
  • 0 bình luận
Flying-cam hay còn gọi là quay camera trực thăng là một kỹ thuật rất mới tại Việt Nam. Còn nhớ, để thực hiện một cảnh quay trong phim Áo lụa Hà Đông, hãng phim Phước Sang đã phải chi 30.000 USD cho một ê kíp flying-cam từ Bỉ sang. Thế nhưng giờ đây, những cảnh quay trên không có thể được thực hiện bởi một ê kíp trong nước với chi phí rẻ hơn rất nhiều, đó là Công ty Flycam Vietnam. PV báo Khoa Học Phổ Thông đã có dịp trò chuyện với ông Trần Nam Hải, giám đốc công ty.
“Chít và Pi” - Phim truyền hình đầu tiên sử dụng kỹ thuật camera trực thăng
  • 09:18, 15/02/2008
  • 0 bình luận
Đạo diễn Ngô Quang Hải được biết đến nhiều với thành công của bộ phim “Chuyện của Pao” đã đoạt hàng loạt giải thưởng trong và ngoài nước. Những ngày đầu năm 2008, dù đang rất bận rộn với bộ phim truyền hình nhiều tập đầu tay “Chít và Pi”, ông vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn của báo Khoa Học Phổ Thông.
Những nét mới tại Hội hoa xuân TP.HCM 2008
  • 15:03, 25/01/2008
  • 0 bình luận
Ban tổ chức Hội hoa xuân (HHX) cho biết, HHX Mậu Tý - 2008 sẽ tổ chức tại Công viên Tao Đàn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh từ 1/2 - 12/2/2008 (tức 25 tháng chạp Đinh Hợi - mùng 6 Tết Mậu Tý) nơi đây sẽ tổ chức 12 khu trưng bày của các bộ môn: kiểng, bonsai, tiểu cảnh, non bộ, đá cảnh, cây khô mỹ thuật, hoa lan, kiểng có hoa (mai, sứ, hồng, hoa ôn đới, kiểng lá, kiểng ghép...), xương rồng, cá cảnh, chim cảnh, cây quý hiếm. Theo dự kiến có khoảng 6.000 hiện vật của các nhà vườn, nghệ nhân nhiều tỉnh thành trong cả nước tham gia. Đặc biệt, khu trưng bày cá cảnh có thêm nhiều loại cá mới lạ của các nghệ nhân nước ngoài.
Có gì ở lễ hội tết 2008 tại TP.HCM?
  • 10:49, 18/01/2008
  • 0 bình luận
Tại TP.HCM, trong dịp Tết Mậu Tý này, người dân có cơ hội tham gia nhiều chương trình lễ hội văn hóa. Đường hoa Nguyễn Huệ cũng tái xuất hiện và hứa hẹn sẽ có nhiều điểm khác trước.
Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương: Đền Hùng -  Quần thể kiến trúc, khu di tích lịch sử
  • 16:50, 27/04/2007
  • 0 bình luận
Bắt đầu từ năm nay, người dân nước ta được nghỉ lễ trong ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, ngày lễ duy nhất hiện được tính theo âm lịch (mồng 10 tháng 3). Đó cũng là dịp mỗi người dân lòng thành kính hướng về đất Tổ, nơi còn lưu giữ những quần thể kiến trúc tưởng nhớ các vị vua Hùng.
Một loại cờ cải tiến mới lạ
  • 22:07, 23/02/2007
  • 0 bình luận
Đó là cờ Đang Thang do anh Đặng Văn Thắng (thị trấn Bồng Sơn, Hoài Nhơn - đang công tác tại Công ty điện báo điện thoại Bình Định) cải tiến từ cờ tướng và cờ vua, vừa được Cục bản quyền tác giả văn học, nghệ thuật (Bộ Văn hóa - thông tin) cấp giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Việt Nam được công nhận thêm một khu dự trữ sinh quyển thế giới
  • 00:08, 04/11/2006
  • 0 bình luận
Hội nghị lần thứ 19 của Hội đồng điều phối quốc tế về Chương trình con người và sinh quyển (MAB) họp tại Paris ngày 23 - 27/10/2006 đã chính thức công nhận Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Kiên Giang thuộc mạng lưới các KDTSQ thế giới. Đây là KDTSQ thứ 5 của Việt Nam (sau các KDTSQ Cần Giờ; Cát Bà; Cát Tiên; châu thổ sông Hồng), và là KDTSQ lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Nghiệm thu công trình cải tiến đàn bầu Việt Nam
  • 03:54, 12/08/2006
  • 0 bình luận
Cây đàn một dây độc đáo này của Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng khán thính giả trên thế giới. Để có thể trình tấu được các tác phẩm, các dòng nhạc khác nhau của các nước cũng như của âm nhạc Việt Nam hiện đại, từng có nhiều nghệ nhân dành thời gian và tâm huyết cải tiến nhạc cụ này. Quá trình cải tiến trước đây đã có những thành công và cả những bất ổn. Đáng lưu ý của sự bất ổn chính là âm sắc của cây đàn bầu ít nhiều bị biến dạng.
Đấu pháp & những biến thiên
  • 07:49, 25/05/2006
  • 0 bình luận
Nói một cách khác đó là chiến thuật trong bóng đá và sự biến thiên của nó. Ta vẫn thường nghe các HLV phát biểu sau mỗi trận đấu, rằng “chúng tôi chiến thắng nhờ các cầu thủ đã thực hiện tốt đấu pháp” hoặc “chúng tôi thua vì thiếu một chút may mắn, nhưng toàn đội đã tuân thủ khá tốt đấu pháp”. Điều được hiểu ở đây chính là: Những vấn đề xoay quanh đấu pháp - chiến thuật của một trận đấu cụ thể, dẫn đến những biến thiên cần thiết để thắng, cũng là để từng bước hoàn thiện, nâng tầm kỹ thuật - chiến thuật của một đội bóng nói riêng và của mặt bằng bóng đá nói chung. Qua sơ đồ bố trí cầu thủ và sự vận hành của sơ đồ đó trên sân, ít nhiều ta sẽ hiểu được khái niệm “đội hình chiến thuật”, tất nhiên sẽ thưởng thức một cách trọn vẹn hơn vẻ đẹp của môn thể thao vua này.
  • Hotline
    (028) 3920 1523
  • Email