• 17:06, 29/01/2010
  • 0 bình luận
(Tiếp theo và hết)
  • 16:59, 22/01/2010
  • 0 bình luận
100 năm phở Việt (phần 2)
  • 16:54, 15/01/2010
  • 0 bình luận
100 năm phở Việt (phần 1)
  • 16:51, 08/01/2010
  • 0 bình luận

Sinh ra từ những năm đầu thế kỷ 20, phở thăng trầm cùng người Việt xuyên suốt một thế kỷ đầy biến động hào hùng. Giờ đây, phở lại thăng hoa, phát triển đi lên cùng Việt Nam. Không chỉ còn đơn thuần là một món ăn khoái khẩu, thực sự phở đang trở thành “đại sứ ẩm thực” góp phần vinh danh văn hóa Việt trong lòng bạn bè quốc tế. Cội nguồn, tuổi tác, sự phát triển của phở... là những điều mà KS. Trịnh Quang Dũng (Viện vật lý TP.HCM), một nhà nghiên cứu khoa học yêu văn hóa Việt, đã bỏ công khảo cứu.

Theo quy luật tự nhiên, phở là một trong những đại biểu hàng đầu “hữu xạ tự nên hương” trong văn hóa Việt đã được quốc tế hóa một cách tự nhiên, không chủ định, khi lọt vào Top 3 từ tiếng Việt không cần dịch thuật: “Phở - Áo dài - Tết”!


  • 17:09, 23/10/2009
  • 0 bình luận
Một ý tưởng cao đẹp đang phát triển thành một trào lưu lớn tại nhiều thành phố trên toàn thế giới, những nơi mà các không gian xanh tiềm tàng diện tích hàng hecta đang cư ngụ ngay trên đầu chúng ta.
  • 09:26, 16/10/2009
  • 0 bình luận
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiện tượng El Nino làm cho khí hậu châu Á năm 2009 khá cực đoan. Họ cũng phát hiện có mối liên hệ giữa El Nino 1918 với đại dịch cúm H1N1 (cúm Tây Ban Nha) lúc đó.
  • 09:13, 09/10/2009
  • 0 bình luận
Vừa qua Viện Aspen ở Colorado (Mỹ) và tuần báo Time đã phối hợp tổ chức một cuộc hội thảo y học quy tụ 75 nhà khoa học tầm cỡ thế giới, xung quanh những đề tài thuộc vào loại gay go nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và khoa học y học - từ khoa học về giới tính đến vấn đề thực phẩm cho một thế giới mới - trong đó sinh non và tử vong trẻ em là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm, đặc biệt ở Mỹ.
Những vật nuôi lý tưởng để giảm nghèo
  • 18:27, 03/07/2009
  • 0 bình luận
Một luận văn cao học được thực hiện tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bắc Ninh) và bảo vệ trong khuôn khổ Trường đại học nông nghiệp I (Hà Nội) năm 2008, đã chứng minh loài tôm hùm nước ngọt Procambarus clarkii có xuất xứ từ Mỹ, không phá lúa, không đào hang đến mức nguy hiểm cho bờ ruộng và đê điều, có thể sinh sản và phát triển tốt ở Việt Nam. Ngoài ra, trong số những vật nuôi lý tưởng để giảm nghèo còn có loài tôm Úc Cherax quadricarinatus.
Trở về thế giới xanh
  • 17:34, 27/02/2009
  • 0 bình luận
Những người quan tâm đến sức khỏe trên thế giới đang quay lưng với hương thơm quyến rũ của ly cà phê ban mai. Thay vào đó là một cốc wheatgrass (“cỏ mì”). Những cây cỏ khác như barleygrass (“cỏ đại mạch”), tảo spirulina, tảo klamath đều là những vật liệu xanh đang được khám phá là có một năng lực kỳ diệu đối với sức khỏe con người, đặc biệt đối với người bị ung thư, vì chúng có khả năng giúp đối phó tốt hơn với những tác động của hóa trị và xạ trị. Dịch ép của những thực vật xanh kể trên có khả năng làm sạch và cải thiện chất lượng của máu, làm giảm độ nhớt, giúp máu lưu thông tự do hơn, nhờ đó cải thiện quá trình oxy hóa trong cơ thể. Những dịch ép xanh cũng tạo điều kiện cho hoạt động của bạch huyết cầu trong hệ miễn dịch.
  • 19:03, 20/02/2009
  • 0 bình luận
Ngày 10/2/2009, cả thế giới ngạc nhiên vì tin 2 vệ tinh của Mỹ và Nga đụng nhau trên khoảng không vũ trụ quanh Trái đất. Đây thực sự không phải là chuyện hy hữu, mà là điều được cảnh báo từ lâu, và việc lại tiếp tục xảy ra tai nạn vệ tinh là một nguy cơ đe dọa thường trực trong không gian. Hiện nay, việc lưu thông trên không gian đã trở nên càng lúc càng không an toàn, vì bất cứ lúc nào cũng có thể thình lình va phải một vệ tinh đã hết tuổi thọ bay lang thang, hoặc va phải vô số những mảnh vỡ của những vệ tinh như vậy.
  • 10:31, 12/12/2008
  • 0 bình luận
TS. Thái Khắc Định, Trường đại học sư phạm TP.HCM và học viên cao học Phạm Thị Kim Loan, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM đã tiến hành khảo sát phóng xạ nền tại khu dân cư sống trên vùng sa khoáng ilmenit Tân Long, Lagi, Bình Thuận, kết quả cho thấy có 2 vị trí cần cảnh báo người dân không nên làm nhà do có mức phóng xạ cao.
“Expire date” - Khi nào thuốc hết hạn dùng?
  • 11:34, 31/10/2008
  • 0 bình luận
Bài 2: Câu chuyện ghi ngày hết hạn (Tiếp theo kỳ trước) Thời điểm nào thì thuốc hết hạn sử dụng (theo pháp luật)? Theo thói quen dân gian, khi ta nói: “Anh/chị có thể mượn chiếc xe của tôi đến ngày mai” hay “Anh/chị có thể mượn chiếc xe của tôi đến thứ hai tuần tới” thường mang nghĩa: “Tôi cho phép anh/chị sử dụng chiếc xe của tôi đến một khoảng thời gian nào đó vào ngày mai hoặc đến một khoảng thời gian nào đó vào ngày thứ hai tuần tới”. Dĩ nhiên không ai, trong trường hợp này, mang trả chiếc xe vào lúc nửa đêm sau, hoặc vài phút trước mười hai giờ khuya thứ hai qua thứ ba, còn người cho mượn xe cũng không bao giờ gọi điện vào lúc 1 giờ sáng ngày hôm sau hay 1 giờ sáng thứ hai tuần tới cằn nhằn đòi xe lại vì “đã quá hạn cho mượn mà sao không chịu mang trả?”
“Expire date” - khi nào thuốc hết hạn dùng?
  • 20:47, 24/10/2008
  • 0 bình luận
Khi mua thuốc theo toa, ít người để ý đến ngày hết hạn ghi trên bao bì. Nhưng khi mua thuốc trị bệnh mãn tính hay thuốc thông thường để dành sẵn trong nhà thì người ta lại thường chú ý đến ngày hết hạn (expire date). Ngày hết hạn ghi trên hộp thuốc trong vài trường hợp, có thể gây nên tranh cãi. Ngày cuối năm, mua một hộp thuốc, thấy đề hạn dùng: 12/2008. Hỏi cô bán hàng, được cô trả lời: 12/2008 có nghĩa là tới cuối ngày 31/12/2008 thuốc mới hết hạn. Mặt khác, nhân viên trong nhà thuốc, khi kiểm kê thường kỳ, vào dịp cuối năm, phát hiện một số thuốc đề ngày hết hạn 1/2009. Làm sao đây? Hủy thuốc, hay ráng tìm cách tiêu thụ trước ngày 31/1/2009? Trên thực tế, hai trường hợp này không phải là ít xảy ra.
Tiên đoán động đất
  • 15:20, 06/06/2008
  • 0 bình luận
Trước khi trận động đất lớn ở Tứ Xuyên ngày 12/5/2008 xảy ra, xuất hiện vài hiện tượng được một số người xem là điềm báo trước tai họa. Tuy nhiên, các hiện tượng đó không được các nhà địa chấn học chú ý và nhìn nhận là dấu hiệu báo trước động đất. Ở hai quốc gia có nhiều địa chấn xảy ra là Trung Quốc và Hoa Kỳ, các nhà địa chấn học chú ý đến các dấu hiệu báo trước nào để tiên đoán động đất?
Mối quan tâm của các nhà khoa học Trung Quốc sau động đất
  • 15:03, 30/05/2008
  • 0 bình luận
Nhà địa vật lý Wei Fangqiang biết rằng điều gì xảy ra khi một ngọn núi đổ sụp: động đất ở Long Môn Sơn. Nhưng khi ông và 7 cộng sự của Viện môi trường và rủi ro (IMHE) tại Thành Đô thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc lội bộ vất vả vào khu vực bị động đất tàn phá thì họ thật sự kinh ngạc. Cảnh tượng trông giống như thể đồi núi bị lật úp, vỡ tung thành từng mảnh. Lở đất đã san phẳng những tòa nhà nhiều tầng trong thị trấn Bắc Xuyên của tỉnh Tứ Xuyên và làm biến mất nhiều làng mạc bám hai bên sườn dốc đứng.
Những ứng viên sáng giá của giải thưởng công nghệ thiên niên kỷ
  • 14:03, 16/05/2008
  • 0 bình luận
Người phát minh công nghệ nhận diện bằng DNA GS. Alec Jeffreys (ảnh), nhà di truyền học người Anh cho biết việc ông được lọt vào danh sách đề cử đã là “một vinh dự lớn lao, là sự công nhận có ý nghĩa đối với công nghệ DNA và con đường mà nó đã phát triển trong hơn 24 năm qua”. Công nghệ nhận diện bằng DNA của ông đã cách mạng hóa lĩnh vực khoa học hình sự và công tác phát hiện tội phạm của lực lượng cảnh sát. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc nhận diện cha con và các tranh cãi về người nhập cư. Việc phân tích dấu vết DNA nay đã phổ biến khắp nơi trên thế giới, thậm chí các “phòng xét nghiệm xách tay” và thiết bị cho xét nghiệm dấu vết di truyền đã được hàng tá công ty trên thế giới sản xuất.
Công nghệ sinh học cho nhiên liệu xanh
  • 10:59, 14/03/2008
  • 0 bình luận
Những vấn đề nhiên liệu sinh học đặt ra cho môi trường và nhất là cho việc giảm nhẹ các tranh chấp đất trồng giữa cây lương thực và cây nguyên liệu đang trở thành yếu tố định hướng phát triển dòng nhiên liệu xanh. Theo đó, ethanol cellulosic và biodiesel rong tảo sẽ trở thành các nhiên liệu chính thay thế dầu mỏ.
Phác họa bức tranh về thị trường chứng khoán
  • 10:35, 07/03/2008
  • 0 bình luận
Kỳ 3: Hệ thống thị trường thứ cấp Theo cách chia của Mỹ, và có thể đã quốc tế hóa, thì hệ thống thị trường thứ cấp bao gồm bốn loại thị trường sau:
Bảo vệ các loài cá hiếm ở đồng bằng sông Cửu Long
  • 11:08, 14/12/2007
  • 0 bình luận
Trước nửa đêm 13/11/2007 dân chài ở Biển Hồ vô tình bắt được một con cá tra khổng lồ dài 2,4 mét, cân nặng 204 kg. Con vật không răng và ăn cỏ tạp này trông khá khỏe mạnh, phần lưng màu xám ánh bạc trong khi bụng nổi màu mỡ vàng nhạt, hiện lên nét hiền hòa phúc hậu ấn tượng như niềm tin lâu đời của dân chài sông nước Cửu Long coi đó là cá thần, là đức Phật của dòng Mekong. Người ta gọi điện ngay cho cơ quan chức năng địa phương và đến sáng hôm sau thì con cá được chính các ngư dân đó hộ tống về giữa Biển Hồ, sau khi được nhóm bảo tồn xác lập lý lịch và những người có công bắt cá được thưởng món tiền ngang với giá trị của nó trên thị trường.
Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM: Sưu tập 224 giống lan
  • 10:27, 14/12/2007
  • 0 bình luận
Các giống hoa lan được sưu tập Hướng đến chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh của thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2004 - 2010). Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM đã xây dựng dự án nghiên cứu, nhập nội, khảo nghiệm và nhân nhanh các giống hoa lan phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện trung tâm sưu tập được 224 giống (tổng số cây sưu tập được 1.524 cây) và đã xác định tên được 146 giống. Trong đó, lan rừng sưu tập được 59 giống, Dendrobium sưu tập được 56 giống và các giống khác như Cattleya, Phalaenopsis, Bò cạp, Mokara...
  • Hotline
    (028) 3920 1523
  • Email