Xử lý phụ phẩm trồng trọt sau thu hoạch: Ứng dụng khoa học kỹ thuật khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm

TUYẾT MAI| 24/08/2019 13:46

KHPTO - Theo Viện môi trường nông nghiệp, hiện nay chỉ có khoảng 20% phụ phẩm trồng trọt được sử dụng làm chất đốt tại chỗ, sản xuất nhiệt cục bộ, làm thức ăn gia súc, làm hương liệu, phân bón cho đất… Còn lại hơn 80% phụ phẩm trồng trọt chưa được sử dụng thải trực tiếp ra môi trường, đổ xuống kênh, mương, sông, ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước hoặc đốt hoàn toàn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo ThS. Phạm Xuân Hưng, giám đốc Công ty TNHH phát triển nông nghiệp Phương Nam, việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiện nay có một số hiệu quảban đầu nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề: thứ nhất, đó là rơm rạvì sử dụng tươi, thời gian phân hủy trong đất lâu nên khảnăng thay thếnguồn dinh dưỡng như phân chuồng bị hạn chế; thứ hai, do không được phân hủy triệt đểnên sau vụ canh tác màu gây khó khăn trong khâu làm đất; thứ ba, là việc đểphân hủy rơm rạtươi sẽcó nguy cơ làm xuất hiện nhóm vi sinh vật gây bệnh vùng rễcây trồng.

Do đặc thù của sản xuất (SX) nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, nên việc thu gom, phân loại phụ, phế thải rất khó khăn. Còn các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm thì chủ yếu tập trung đầu tư cho dây chuyền SX chính, ít quan tâm tận thu, tái chế sử

dụng lại phụ, phế phẩm trong quá trình SX. Các phụ, phế phẩm sau khi sử dụng thường được xử lý bằng các biện pháp chôn lấp, đốt bỏ, đổ xuống hồ, ao, sông, suối... vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường. Chỉ một phần nhỏ trong số đó được sử dụng làm nhiên liệu đốt, thức ăn gia súc, phân bón. Việc nghiên cứu tận dụng, sử dụng các phế thải nông nghiệp tạo ra nguồn năng lượng, nguyên vật liệu vừa tiện lợi, vừa dễ sử dụng diện rộng được nhiều người ủng hộ là vấn đề rất cần thiết hiện nay.

Cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật

Hiện nay, nhiều công nghệ đã được ứng dụng trên thế giới và Việt Nam để xử lý chất thải trồng trọt SX phân bón hữu cơ, chất đốt theo hướng ít phát thải, ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

Ở nước ta, các công nghệ phổ biến ứng dụng trong xử lý chất thải trồng trọt góp phần giảm phát thải khí nhà kính đã được nghiên cứu và phát triển cho một số vùng sinh thái và chất thải đặc thù như SX than sinh học, củi trấu, bếp đun từ trấu và rơm rạ, ủ phân bón hữu cơ sinh học…

- SX than sinh học (Biochar) từ phế thải trồng trọt: than được tạo ra chiếm từ 30 - 50% trọng lượng vật liệu khi nhiệt phân ở nhiệt độ 2800C và giảm dần xuống 20 - 30% khi nhiệt độ tăng lên 8500C và ngược lại lượng khí tăng lên (tăng từ 20 đến 80%).

- SX phân ủ compost: qua một vụ lúa tính trên một sào Bắc bộ (360 m2), cây phải hút từđất tới khoảng 16 yếu tố dinh dưỡng: đa lượng tương đương với khoảng 8 kg urê, 8 kg super lân; trung lượng tương đương với khoảng 0,8 kg CaO, 1 kg MgO2, 10 kg SiO2; vi lượng như: Cu, Fe, Mo, Bo, Co… Trong 3 tạrơm rạ, lượng dinh dưỡng tương đương 3,6 kg urê, 6,4 kg lân, 10 kg kali. Nếu đốt bỏ sẽlàm mất hoàn toàn nitơ, lân và kali mất 20 - 25%, các trung vi lượng mất gần hết.

Trong những năm gần đây, một số chếphẩm vi sinh vật trong nước có khảnăng xử lý rơm rạtrực tiếp trên bề mặt ruộng ở cơ cấu lúa - lúa hay khi kết hợp lót gốc trong canh tác cây màu ở cơ cấu lúa - màu như: Compost Maker, Trichoderma... đã đạt được những kết quảkhảquan khi áp dụng trên đồng ruộng.

Tuy nhiên, thực tiễn xảy ra khó khăn khi xử lýrơm rạsau thu hoạch do rơm rạtươi chứa nhiều chất xơ là cellulose (C) khó hoai mục, trong khi đó vụ xuân (đông xuân) sang mùa hoặc hè thu rất khẩn trương đểcó vụ mùa sớm làm cây vụ đông và lúa vụ sau. Nếu vùi tươi rơm rạxuống đất sẽ gây bệnh nghẹt rễ, thối rễ, đen rễ.

Vì vậy, khi cày (phay) vùi rơm rạxuống đất phải có ít nhất sau 20 ngày mới cấy (sạ) an toàn. Do đó, người nông dân thường lựa chọn giải pháp đốt bỏ, điều này gây ô nhiễm, lãng phí nguồn phân quý.

- Sản xuất nấm từ phụ phẩm trồng trọt (sử dụng rơm rạ, bã mía trồng nấm): quá trình sản xuất nấm ăn sử dụng một lượng lớn nguyên liệu hữu cơ và thải ra một lượng phế thải khổng lồ sau khi thu hoạch. Theo đó, để có 1 kg nấm tươi cần sử dụng 7 - 15 kg nguyên liệu. Nguồn phế liệu trồng nấm lâu ngày sẽ trở thành thảm họa đối với người trồng nấm vì ngoài việc chiếm diện tích SX, nó còn là ổ dịch bệnh đối với nấm trồng, kể cả con người. Việc xử lý theo kiểu dọn rác như thời gian qua cũng khá tốn kém và chưa hẳn đã là biện pháp tốt nhất.

Một số công nghệ mới để xử lý phế phẩm trồng trọt

- Sử dụng rơm rạ, bã mía làm màng lọc chất thải chăn nuôi: đang bắt đầu được áp dụng, kết hợp với xử lý phân compost.

- Sử dụng rơm rạ sản xuất dầu sinh học; tạo ra điện; hàng thủ công mỹ nghệ (tranh, nhà, đồ dùng cá nhân…).

- Sử dụng vỏ trấu làm chất đốt; lọc nước; củi trấu; thủ công mỹ nghệ; sản phẩm vật liệu xây dựng sạch, không nung; các mặt hàng công nghệ cao…

- Sử dụng nhiệt lượng của trấu SX điện năng.

- Sử dụng bã mía làm ván ép; tạo ra điện; hàng thủ công mỹ nghệ và một số vật liệu cao cấp khác cũng đang được nghiên cứu áp dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử lý phụ phẩm trồng trọt sau thu hoạch: Ứng dụng khoa học kỹ thuật khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO