Xu hướng thực tế ảo trong thiết kế

21/02/2017 14:20

KHPTO – Thế giới ảo thường chỉ tồn tại trong game, phim, mạng xã hội… là thế giới không thật. Nhưng trong kỹ thuật thiết kế, sản xuất hoặc trong xây dựng, thì nó là thật.

. Khi xây dựng là sản xuất

Tại Autodesk, chúng tôi dùng từ sản xuất để chỉ nhiều ngành khác nhau, bởi ngày nay việc xây nhà không khác với sản xuất ra tòa nhà. Sở dĩ như vậy là vì những bộ phận cấu thành nên tòa nhà trong quá trình xây dựng được làm ra từ trong nhà máy. Đơn cử, ngày xưa việc xây cột bắt đầu từ các công đoạn như bỏ xi măng, gạch đá, bê tông, cốt thép; ngày nay, người ta có thể sản xuất cây cột ngay trong nhà máy.

Khi sản xuất nói chuyện với nhau trên các nền tảng khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, địa điểm khác nhau… sẽ gặp phải nhiều rào cản và khó khăn nhất định. Ngày nay, những rào cản này có thể được xử lý bằng công nghệ điện toán đám mây, qua đó những người làm việc với nhau trong một dự án có thể giao tiếp với nhau một cách tốt hơn và hiệu quả hơn. Đơn cử, các phần mềm mới của Autodesk có thể tăng cường sự liên kết, hợp tác cho những người làm việc cùng nhau.

Chẳng hạn, nhóm sản phẩm Autodesk Fusion 360 có thể giúp người dùng liên quan đến thiết kế và sản xuất, giúp họ liên kết với nhau trên nền tảng điện toán đám mây. Hay Shotgun dựa trên nền giải trí, BIM 360 dùng cho kiến trúc xây dựng.

Trước đây, việc giao tiếp giữa các phòng ban thiết kế thường rất khó. Nếu 1 người làm trong nhà máy, 1 người làm ở công trường, 1 người đang đi công tác ở đâu đó thì sẽ rất khó để “bộ 3” này bàn hoặc hợp tác với nhau.

. Ứng dụng công nghệ mô phỏng trong xây dựng

Việc ứng dụng công nghệ vào trong xây dựng cũng được Autodesk gọi là Virtual Reality (VR - thực tại ảo). Công nghệ mô phỏng này được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực xây dựng.

Sting Ray là một sản phẩm mới được giới thiệu kèm theo sản phẩm 3DS max được ứng dụng VR.

Ví dụ: Một bà nội trợ muốn xây nhà villa nhưng khi gặp các công ty xây dựng thì họ thiết kế và cho xem các bản vẽ (trên giấy hay trên máy tính) và hình ảnh nên khó hình dung, và không thật sự hấp dẫn. Nhưng nếu sử dụng phần mềm 3DS max kết hợp với ứng dụng Sting Ray thì hình ảnh sẽ trở nên sống động hơn rất nhiều lần. Khi đó, bà nội trợ chỉ việc đeo kính thì sẽ thấy như mình đi vào phòng khách (thấy có tivi, ghế salon...); nếu không thích màu ghế salon và muốn đổi màu khác thì người thiết kế chỉ cần chỉnh sửa trên 3DS max.

Ngoài ra, Autodesk còn có thêm một khái niệm trong thiết kế, đó là Generative Design – thiết kế theo thuật toán (một công thức có sẵn). Với khái niệm này, người thiết kế chỉ cần đưa ra các thông số cơ bản của một vật dụng (như chiếc xe đạp, xe ô tô…) thì phần mềm sẽ tạo ra hàng trăm ngàn mẫu xe để chọn.

Trước sự quan tâm của nhiều người về cách tạo ra con tàu vũ trụ Apollo 11, Autodesk đã dùng robot rất nhỏ để đưa vào chụp ảnh, rồi ‘recap’. Sau đó, tất cả những ảnh được đưa vào máy để mô phỏng hình ảnh, tạo ra không gian ảo để cho những người muốn nghiên cứu về không gian có thể đeo kính và họ tự đặt mình vào trong tàu Apollo 11.

Trước đây thế giới ảo chỉ có trong game, và là thế giới không thật. Nhưng trong kỹ thuật, như trong sản xuất hoặc trong xây dựng, thì nó là thật.

Mới đây, Autodesk cũng đã đưa ra một khái niệm để hòa trộn giữa ảo và thực để cho người ứng dụng công nghệ đó có thể làm công việc của mình nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Công việc của những người liên quan đến việc phối hợp giữa ảo và thực hiện đang rất “hot”, chưa có nhiều nhân lực. Đơn cử như công việc thiết kế chiếc xe máy. Trước đây, người thiết kế làm trên màn hình rồi lật qua lật lại. Giờ đây, với kính chuyên dụng Microsoft hololens, người thiết kế có thể đưa ra một mô hình như thật, để xem chỗ này hay chỗ kia được chưa…

. Thay đổi hoàn toàn về cách sở hữu phần mềm bản quyền

Khi mới ra đời, hãng Autodesk mới chỉ có phần mềm AutoCAD. Đến nay, hãng này đã nghiên cứu và tạo thêm hàng loạt phần mềm hữu ích khác, như Revit, Inventor, 3Ds Max… Tuy nhiên đây mới chỉ là các sản phẩm đơn lẻ.

Khoảng 6 năm trước, Autodesk bắt đầu tạo ra một gói sản phẩm gom chung các sản phẩm phần mềm với và gọi là ‘bộ suite’, nhằm giúp người dùng có thể sử dụng được nhiều sản phẩm của Autodesk.

Đến khoảng nửa năm 2016, Autodesk không cung cấp cái gói ‘suite’ đó nữa, được thay bằng một gói mới là ‘Collection’.

Cụ thể, từ tháng 7/2016, Autodesk dừng việc cung cấp phần mềm từ dạng bán bản quyền vĩnh viễn sang hình thức cung cấp bản quyền theo thời hạn - gọi là ‘subscription’, theo quý, năm.

Autodesk có 3 ngành dọc, gồm: ‘kiến trúc xây dựng’, ‘truyền thông giải trí’ và ‘sản xuất’. Mỗi nhóm đều có 3 bộ ‘suite’ khác nhau.

Hiện nay, nếu khách hàng chỉ cần dùng một sản phẩm của Autodesk thì có thể mua sản phẩm đơn; còn nếu xài hơn một sản phẩm thì việc mua gói sản phẩm của Autodesk sẽ có lợi hơn rất nhiều. Ở đó, khách hàng sẽ tìm thấy nhiều phần mềm để sáng tạo và hoàn thành công việc của mình. Không chỉ có vậy, trong số các sản phẩm cụ thể trong một gói sản phẩm, khách hàng có thể sẽ tìm thấy nhiều công cụ khác để hỗ trợ cho công việc trong ngành của mình.

Khoảng 2 năm trước, Autodesk đã hé lộ về những thay đổi trong cách cung cấp bản quyền phần mềm theo hướng giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn, họ không phải tốn nhiều tiền để mua một lần.

Việc mua bản quyền phần mềm (license) theo dạng định kỳ sẽ dùng trong một thời gian nhất định nào đó, có thể trong một quý (3 tháng), 1 năm, 2 năm và cả 3 năm, thậm chí có nơi (Singapore) được bán bản quyền trong 1 tháng.

Không nằm ngoài xu thế công nghệ toàn cầu, hiện nay Autodesk cũng hướng đến công nghệ điện toán đám mây (Cloud). Năm nay, 2017, Autodesk sẽ đưa ra rất nhiều sản phẩm, giải pháp, dịch vụ dựa trên nền tảng điện toán đám mây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xu hướng thực tế ảo trong thiết kế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO