Vi khuẩn gắn trên chip giúp chẩn đoán bệnh

BÌNH MINH (Theo Techxplore.com, 5/2018)| 12/06/2018 18:43

KHPTO - Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã chế tạo loại cảm biến có thể ăn được và chứa các vi khuẩn biến đổi gen. Cảm biến này có khả năng chẩn đoán hiện tượng chảy máu trong dạ dày hoặc các bệnh khác trong đường tiêu hóa.

Phương pháp mới sử dụng vi khuẩn gắn trên chip kết hợp các cảm biến được sản xuất từ các tế bào sống với các thiết bị điện tử công suất cực thấp để biến đổi phản ứng của vi khuẩn thành tín hiệu không dây có thể đọc bằng điện thoại thông minh.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chế tạo được cảm biến có khả năng phản ứng với heme, một thành phần của máu.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tạo ra cảm biến có khả năng phản ứng với một phân tử là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm.

Bộ cảm biến có hình trụ dài khoảng 1,5 inch, tiêu thụ khoảng 13 microwatt điện.

Các nhà nghiên cứu đã gắn pin 2,7 V cho cảm biến theo ước tính có khả năng cung cấp điện cho thiết bị trong khoảng 1,5 tháng sử dụng liên tục.

Thiết bị cũng có thể được cấp năng lượng từ pin hóa học được duy trì bởi chất lỏng có tính acid trong dạ dày, bằng cách sử dụng công nghệ mà trước đây do chính nhóm nghiên cứu đã chế tạo.

Họ đã thử nghiệm cảm biến mới ở heo và chứng minh nó có thể xác định chính xác sự xuất hiện của máu trong dạ dày.

Các nhà khoa học dự báo loại cảm biến này có thể được sử dụng một lần hoặc được thiết kế để lưu lại trong đường tiêu hóa vài ngày hoặc vài tuần và truyền tín hiệu liên tục.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vi khuẩn gắn trên chip giúp chẩn đoán bệnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO