Ứng dụng nhà kính trong sản xuất nông nghiệp | Nhà kính: Nhiều lợi ích, lắm băn khoăn

TS. PHẠM S (Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng)| 18/11/2019 21:28

KHPTO - Công nghệ nhà kính là một trong giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển sản xuất, đến nay Lâm Đồng có diện tích nhà kính khoảng 4.500 ha, trong đó thành phố Đà Lạt có 2.834 ha, chiếm 60% diện tích nhà kính toàn tỉnh. Tuy vậy, việc phát triển nhà kính ồ ạt dẫn đến một số tác động không mong muốn, chưa phát huy giá trị cốt lõi của giải pháp ứng dụng công nghệ cao này trong sản xuất nông nghiệp.

Lợi thì rất lợi

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, nông dân ở thành phố Đà Lạt thu nhập hàng tỷ đồng nhờ thông qua ứng dụng công nghệ nhà kính để có sự tương hỗ các công nghệ để tạo ra doanh thu cao; tùy loại rau, hoa khi ứng dụng đồng bộ nhà kính và các công nghệ cao khác năng suất sẽ cao hơn 2 - 3 lần, giá trị nông sản cao hơn 1,5 - 2 lần so với cây trồng không trồng trong nhà kính, điển hình như một số doanh nghiệp: Công ty Trường Hoàng; trồng hoa hồđiệp với mật độtrồng 200.000 cây/ha; giábán: 120.000 đồng/cành, doanh thu 24 tỷđồng/ha/năm; Công ty Hoa Mặt Trời, trồng lan vũ nữ với mật độtrồng 80.000 cây/ha, sốcành hoa/cây: 6 cành, sốcành thu hoạch/ha/năm: 480.000 cành, giábán: 15.000 đồng/cành, doanh thu 7,2 tỷđồng/ha/năm.

Khi ứng dụng nhà kính, chi phí lao động sẽ giảm nhiều do kiểm soát được cỏ dại, giảm công chăm sóc làm cỏ và ứng dụng các thiết bị cảm biến tưới tự động, kiểm soát quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng, phù hợp với áp lực ngày càng thiếu lao động ở nông thôn; góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ trang trại có thể ở nơi xa trong và ngoài nước vẫn kiểm soát hoạt động trang trại bình thường.

Nhà kính còn tạo tiểu khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái cây trồng, năng suất cao, chất lượng tốt, chủ động thời vụ, tăng hệ số sử dụng đất, giảm chi phí vật tư nông nghiệp, tiết kiệm nước tưới; quản lý tốt sâu bệnh hại hơn do đó năng suất ít thiệt hại do sâu bệnh, kiểm soát phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ngoài ra, nhà kính còn là một trong những hạ tầng canh tác ứng dụng công nghệ cao, do đó nếu sử dụng nhà kính đủ chuẩn sẽ tạo sự đồng bộ phát huy tác dụng các thiết bị công nghệ cao trong một trang trại, đặc biệt là tiếp cận nông nghiệp thông minh, như các giải pháp IoT, điều khiển tự động; kết hợp năng lượng mặt trời, ứng dụng công nghệ đèn LED, tích hợp công nghệ tài chính thông minh, robot, trí tuệ nhân tạo, đáp ứng quá trình sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế dựa trên cơ sở khoa học công nghệ.

…nhưng còn lắm băn khoăn

Khi phát triển nhà kính có quy mô mật độ quá cao, sử dụng nhà kính không đủ chuẩn, tự phát phát triển nhà kính với tốc độ nhanh, một số rau hoa không nhất thiết trồng trong nhà kính vẫn đưa vào nhà kính gặp phải các hạn chế như: tích lũy mầm mống sâu bệnh nếu công tác vệ sinh đồng ruộng không tốt, tạo dòng chảy lớn, gây bồi lắng các ao, hồ và lòng suối nếu không thường xuyên khai thông, nạo vét lòng suối. Khả năng thẩm thấu nước kém, dễ thoái hóa đất; mức độ đầu tư cao trong khi nguồn lực của dân còn có hạn nên họ làm nhà kính giản đơn, không đủ chuẩn, không phát huy đồng bộ các thiết bị công nghệ cao mà chỉ có tác dụng che mưa; việc san gạt đất và lấn chiếm đất rừng để làm nhà kính ngày càng phức tạp; đặc biệt nhà kính phá vỡ cảnh quan, mỹ quan đô thị; làm tăng hiệu ứng nhà kính cục bộ tại trang trại, là một trong những nguyên nhân làm tăng nhiệt độ cục bộ vào buổi trưa, nơi có nhiều nhà kính so với nền nhiệt độ chung của thành phố.

Có nhiều thông tin cho rằng trong những năm gần đây Đà Lạt nóng lên là do nhà kính; để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu tài liệu của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu; trong vòng 100 năm qua sở dĩ nhiệt độ tăng là xu hướng ấm lên toàn cầu. Đối với Việt Nam, theo các nhà khí tượng học, các đợt nắng nóng diễn ra trên phần lớn

lãnh thổ Việt Nam mùa hè năm 2016 - 2018 đã chạm kỷ lục về thời lượng và nhiệt độ trong ngày. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 42,50C vào tháng 6/2017 là mức nhiệt cao kỷ lục trong suốt 45 năm. Tại thành phố Đà Lạt, theo trạm khí tượng Đà Lạt thì diễn biến nhiệt độ như sau: nhiệt độ trung bình năm 1978 - 1980 là 160C; từ năm 1981 - 1990 là 15,80C; từ năm 1991- 2000 là 16,20C; từ năm 2001 - 2010 là 16,50C và từ 2011 - 2018 là 17,10C, như vậy chênh lệch nhiệt độ nếu tính khoảng thập niên qua nhiệt độ Đà Lạt tăng khoảng 0,6 0C, tăng thấp hơn trung bình toàn cầu là 10C; điều đó cho thấy nhiệt độ Đà Lạt tăng cao cũng theo quy luật biến đổi khí hậu chung là do sự ấm lên toàn cầu chứ không phải do ảnh hưởng nhà kính.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng nhà kính trong sản xuất nông nghiệp | Nhà kính: Nhiều lợi ích, lắm băn khoăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO