Từ vụ ngộ độc của 105 cán bộ, sinh viên Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM: Phòng chống tụ cầu trùng vàng

12/08/2006 04:03

Ngày 27/7/2006, cán bộ, sinh viên Khoa Địa chất và sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đi thực tế và ăn trưa tại bếp ăn của trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang (Khánh Hòa), trong bữa ăn, nhiều người phát hiện thịt có mùi khó chịu. Ba giờ chiều cùng ngày, nhiều cán bộ sinh viên đau đầu, tiêu chảy, ói mửa, tất cả 105 người phải đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.

Tụ cầu trùng có ở khắp nơi: không khí, nước, trên da, trong họng, chỉ gây ngộ độc khi hình thành độc tố ruột (enterotoxin). Việc tụ cầu vàng sản sinh ra độc tố đã được báo cáo từ lâu, như trường hợp xảy ra vào khoảng 1901 - 1914 cho những người ăn bánh kem (có sữa) và người uống sữa bò để lâu. Sữa bò không độc sau khi vắt, nhưng 3 - 5 giờ sau có thể trở thành độc. Thịt không phải là chất độc nhưng để nó thiu ôi, có mùi lạ, màu sắc khác thường là đừng tiếc, phải bỏ đi; cá ngừ cũng vậy, thịt ngon, nhưng để ương lên là cực độc. Khả năng gây độc chỉ xảy ra khi ăn thức ăn cùng với độc tố của vi khuẩn, chớ chỉ ăn vi khuẩn thì không bị ngộ độc (!). Tụ cầu sản sinh ra độc tố ruột là loại độc tố mạnh, mấy năm gần đây, những vụ ngộ độc thức ăn do tụ cầu được phát hiện và nói đến nhiều hơn. Vụ cán bộ và sinh viên trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM như vừa rồi là một trong nhiều vụ.

Nhiệt độ phát triển của tụ cầu từ 6,5 - 480C, tốt nhất là ở 37 - 400C, ở người sốt nóng. Tụ cầu sống sót trong pH từ 4,9 - 9 và trong muối 15%, bền vững khi có nồng độ đường cao, nhưng bị ức chế bởi nồng độ 60% đường (trong bánh mứt). Nồng độ từ 33 - 55% tụ cầu vẫn phát triển, trong khi các vi khuẩn khác như Shigella, Samonella bị ức chế.

Muốn khử độc tố tụ cầu trùng vàng phải nấu sôi ít nhất 2 giờ đồng hồ nên cách nấu nướng thông thường không khử được chúng. Ở môi trường men phân giải protein, rượu cồn, formaldehyd, chlor, độc tố tụ cầu trùng vàng rất bền vững.

Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 giờ, trung bình là 4 giờ. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt với ngộ độc thực phẩm do khuẩn Salmonella gây ra. Bệnh nhân bị chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa dữ dội, đau bụng quặn, tiêu chảy, đau đầu, mạch nhanh, đặc biệt thân nhiệt bình thường hay cao chút ít. Bệnh khỏi trong vòng 1 - 2 ngày, ít khi tử vong. Ở người khỏe, khuẩn ít nguy hiểm hơn là ở người bệnh. Sữa, đồ hộp, cá có dầu đóng hộp, bánh kẹo có kem sữa độ đường thấp, thịt bị ôi thiu... là nguyên nhân chính gây nhiễm tụ cầu.

Phòng bệnh:

• Khám tuyển và khám định kỳ nhân viên, chú ý mũi, họng. Người bị viêm đường hô hấp, nên cách ly với thực phẩm. Chú ý nhân viên nấu bếp ăn, khách sạn, nhà hàng.

• Bảo quản tốt thực phẩm. Nấu chín ăn ngay là tốt, bảo quản phải ở nhiệt độ 2 - 40C. ó

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từ vụ ngộ độc của 105 cán bộ, sinh viên Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM: Phòng chống tụ cầu trùng vàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO