Từ việc học sinh nghỉ học vì dịch bệnh: Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học

N. HOA| 15/02/2020 17:49

KHPTO - Học sinh, sinh viên được nghỉ học liên tục 2 tuần khiến cho chương trình học bị chậm lại, một số trường, hoặc cá nhân giáo viên “nóng ruột”, đã sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để tiếp tục dạy học từ xa. Tuy nhiên, việc dạy học từ xa vẫn còn ít, tự phát, không bắt buộc học sinh tham gia… Qua đó cho thấy việc tăng cường ứng dụng CNTT trong trường học đang trở nên quan trọng.

Các trường hiện có đầy đủ máy vi tính, nhiều trường còn trang bị những thiết bị dạy học hiện đại, “Thư viện tiên tiến, hiện đại” (tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa)... Tất cả là tiền đề quan trọng để ứng dụng CNTT&TT trong công tác quản lý, hỗ trợ các hoạt động dạy - học, kiểm tra - đánh giá tại các nhà trường.

Theo TS. Lê Hồng Sơn, khó khăn hiện nay là kinh phí đầu tư phát triển

hạ tầng cơ sở giáo dục chưa đáp ứng tốt cho giáo dục thông minh. Việc triển khai các ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục thời gian qua thiếu đồng bộ; kết nối cơ sở dữ liệu, khai thác sử dụng trang thiết bị, hạ tầng CNTT, viễn thông chưa thật sự hiệu quả; trình độ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa đồng đều; còn thiếu các giải pháp phần mềm, cơ sở dữ liệu đồng bộ để từng cơ sở giáo dục kết nối vào hệ thống chung của thành phố thông minh.

Theo TS. Nguyễn Thị Hảo, TS. Dương Tôn Thái Dương, ban đại học, Đại học quốc gia TP.HCM, CNTT&TT (ICT) được triển khai vào nâng cao chất lượng và hiệu suất đào tạo bắt từnăm 2006 tại Trường đại học quốc tế (thuộc ĐHQG-HCM). Đến nay đã có 3 trường đại học thành viên triển khai ICT toàn trường, 4 trường thành viên còn lại triển khai ICT tại một số khoa của trường. Các phần mềm, công cụ, ứng dụng của ICT đã giúp cải tiến giảng dạy từphương pháp, hình thức tổ chức lớp học đến kiểm tra, đánh giá. Việc học diễn ra linh hoạt (cả phương thức, thời gian và địa điểm) theo hướng cá nhân hóa và tăng cường năng lực học tập suốt đời cho sinh viên.

Các trường đã trang bị cơ sở hạ tầng ICT bao gồm: hệ thống máy chủ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu; hệ thống chuyển mạch, tường lửa; hệ thống cân bằng tải; đường truyền mạng Internet; phòng quay hình đa phương tiện (chung và cá nhân). Trong đó, phòng ghi hình đảm bảo không tiếng ồn và có đầy đủ trang thiết bị hiện đại như: máy quay phim, máy chiếu, đèn chiếu sáng, máy tính có trang bị phần mềm đặc biệt để xử lý hình ảnh. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu E-learning và kho học liệu số cũng được phát triển nhằm cung cấp sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo.

Tại Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, theo TS. Lê Đình Kha, nếu như trước đây hình thức tổ chức dạy học chỉ diễn ra trên lớp học trong bối cảnh chỉ tương tác trực tiếp giữa giảng viên - học sinh và giữa sinh viên với nhau, ở thời điểm này hình thức tổ chức lớp học có sự pha trộn giữa lớp học truyền thống và lớp học theo E-learning. Khoa điện tử - tin học đã sử dụng 2 hệ thống E-learning Moodle và Google Classroom để triển khai dạy học pha trộn (Blended learning).

Trước đây, hình thức kiểm tra đánh giá chỉ quan tâm đến điểm số thì hiện nay, kiểm tra đánh giá đã chú trọng đến sự phát triển năng lực của người học so với mục tiêu đào tạo, chính vì vậy thiết lập hệ thống đánh giá quá trình, sử dụng thường xuyên trên lớp nhằm theo dõi sự tiến bộ của người học so với mục tiêu đề ra là cần thiết.

Để thực hiện điều này, Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng đã từng bước thực hiện xây dựng hệ thống đánh giá quá trình học tập của sinh viên qua smartphone. Với hệ thống này, quá trình học tập của sinh viên sẽ được đánh giá chuẩn xác và chi tiết hơn là một hoặc hai bài kiểm tra giữa kỳ. Khi hệ thống được triển khai, sinh viên cần làm việc tích cực với sự hướng dẫn của giảng viên để được ghi nhận kết quả liên tục trong suốt quá trình học tập. Hệ thống được thiết kế gọn nhẹđể có thể kết nối và tương tác qua mạng với sinh viên và không yêu cầu về phần cứng quá cao khi cài đặt. Trong mỗi buổi học, sau khi các nhóm sinh viên làm việc và có kết quả vào cuối giờ, giảng viên có thể thu bài qua smartphone và có thể chấm ngay lập tức để thông báo kết quả và đưa ra nhận xét chung cho các bài làm. Với hệ thống này, sinh viên sẽ có những giờ học tích cực, đồng thời tăng khả năng làm việc nhóm, nâng cao tính tương tác trong lớp học.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từ việc học sinh nghỉ học vì dịch bệnh: Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO