Truyền thông trong thời đại công nghiệp 4.0 – Sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo

Bài, ảnh: Mai Thy| 18/10/2018 13:25

Đó là một trong những vấn đề được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội thảo truyền thông – báo chí với chủ đề: “Truyền thông thích ứng thời đại công nghiệp 4.0” do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức, trong khuôn khổ Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM năm 2018 (WHISE 2018), từ ngày 15/10 đến ngày 19/10, do Ủy ban nhân dân TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM.

Đó là một trong những vấn đề được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội thảo truyền thông – báo chí với chủ đề: “Truyền thông thích ứng thời đại công nghiệp 4.0” do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức, trong khuôn khổ Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM năm 2018 (WHISE 2018), từ ngày 15/10 đến ngày 19/10, do Ủy ban nhân dân TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà báo, chuyên gia đặc biệt am hiểu về truyền thông công nghệ mới như: nhà báo Lê Quốc Minh - phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; giảng viên Phan Văn Tú - Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM; ông Nguyễn Anh Vũ - phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật, Thông tấn xã Việt Nam; ông Lâm Tuấn Minh - giám đốc điều hành LP Investment & Consulting, thành viên tổ hợp LP Group; ông Nguyễn Bá Ngọc - giám đốc công ty truyền thông NBN Media.

Bàn về tác động của AI đối với nền báo chí, diễn giả Lê Quốc Minh cho biết, AI sẽ rất phát triển và là nhân tố đắc lực giúp báo chí hoạt động hiệu quả hơn, trong đó, giọng nói sẽ là tương lai báo chí nói chung. Dự kiến đến năm 2024, máy móc sẽ dịch thuật giỏi hơn người. Robot sẽ viết các bài luận trung học phổ thông hay hơn con người vào năm 2026, tiến đến năm 2136 máy móc sẽ thay thế hoàn toàn việc của nhân loại. Thực tế cho thấy, tự động hóa và thuận toán đang đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, thời gian để “nhà báo robot” đưa tin chỉ từ 1 – 2 giây sau khi kết thúc sự kiện.

Hiện nay, nhiều tòa soạn lớn trên thế giới như: Mic, Los Angeles Times, Quartz, Texas Tribune, Buzz Feed đều đã thử nghiệm chatbot (trợ lý ảo, hệ thống trả lời tự động tương tác với khách hàng). Hiện Thông tấn xã Việt Nam tự hào là đơn vị báo chí đầu tiên tại Việt Nam đã đào tạo hoàn chỉnh hệ thống chatbot, dự kiến đầu tháng 11 sẽ trình làng thử nghiệm.

Với vấn nạn tin giả, tin rác đang rất tràn lan hiện nay, diễn giả Phan Văn Tú cho rằng, cần cung cấp một công cụ để người dân nhận diện được tin tức thật – giả. Mặt khác, phải nâng cao năng lực truyền thông cho người dân. Về phía tiếp nhận thông tin, cũng cần có các kỹ năng sau: đối chiếu thông tin qua nhiều nguồn – đánh giá thông tin từ những nguồn, bằng chứng đáng tin cậy – luôn tỉnh táo và có thói quen phản biện - không chạy theo số đông – thận trọng với ý kiến đến từ người nổi tiếng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyền thông trong thời đại công nghiệp 4.0 – Sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO