Ăn rau mầm sao cho tốt?

THÀNH NAM| 08/01/2013 20:12

Phong trào trồng rau mầm ở hộ gia đình đang phát triển mạnh. Với cách trồng đơn giản, tiện lợi, nhiều bà nội trợ dễ dàng có được lượng rau xanh cần thiết phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, cũng cần phải biết đặc tính của rau mầm để có cách trồng và dùng sao cho an toàn, đảm bảo sức khỏe các thành viên gia đình. ThS.BS. Võ Thị Thu, giảng viên bộ môn đông y, Học viện y dược học cổ truyền Việt <_st13a_country-region w:st="on" style="line-height: 12pt; text-indent: 8.5pt;">Nam có khuyến cáo… <_o3a_p>

Rau mầm là tên gọi chung cho nhiều thứ mầm non khác nhau. Rau trồng bằng các loại hạt giống phổ biến như: củ cải, cải bẹ xanh, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, cỏ linh lăng, mè đen, rau dền… Có thể chia rau mầm làm hai loại: rau mầm trắng (trồng trong điều kiện không có ánh sáng, vì vậy rau có thân trắng và lá mầm nhỏ, màu hơi vàng), rau mầm xanh (trồng trong điều kiện có ánh sáng, vì vậy rau có thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh). Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…), acid amin và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn. Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, chuyển hóa các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng học Mỹ, rau mầm thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.

Tuy vậy, rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch. Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận trong mầm khoai tây có chứa độc chất solanin, mầm của các loại dưa dây có độc chất giống như trong sắn và măng (chứa glucosid sinh acid cyanhydric), mầm hạt đậu ván già có độc chất sapo glucosid và trypsin… Nếu ăn phải những độc chất này, có thể bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, thở gấp, chóng mặt…, nặng hơn có thể nguy hiểm tính mạng.

Trước khi sử dụng rau mầm nên rửa thật kỹ ba lần dưới vòi nước đang chảy, sau đó ngâm rau trong nước thêm 15 phút. Không nên mua các loại rau bóng mượt vì có thể là rau có thuốc kích thích tăng trưởng.  Rau mua về nên sử dụng ngay trong vòng 24 giờ, cũng có thể bảo quản trong túi nylon hoặc hộp nhựa thoáng khí ở điều kiện 50C, tối đa từ 4 - 5 ngày. Cảnh giác với những loại rau mầm để tủ lạnh đến 10 - 15 ngày vẫn không bị hư, vì có thể có chất bảo quản.

Các hóa chất nếu có trong rau mầm có thể sẽ bị tiêu hủy hoặc giảm đi nhiều nếu rau được nấu chín. Vì vậy nên hạn chế ăn sống rau mầm. Người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn rau mầm sống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ăn rau mầm sao cho tốt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO