Triệu chứng giúp nhận biết cơ thể bị stress

BS. NGUYỄN DIỆP TUYẾT MAI| 19/06/2019 10:13

KHPTO – Có thể bạn đang bị stress trầm trọng nhưng không hề nhận ra, bởi stress được che giấu bởi những triệu chứng lạ sau:

Buồn nôn là một trong những triệu chứng khó phát hiện của stress, nó xảy ra thường xuyên hơn như một dấu hiệu của lo âu. Căng thẳng và lo lắng gây nôn mửa được gọi là “hội chứng nôn ói theo chu kỳ”, nếu người bị căng thẳng buồn nôn và ói mửa trong một thời kỳ kéo dài, xảy đến vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Để đối phó với nôn ói do lo lắng, hãy bắt đầu với việc nghỉ ngơi và uống nước nhiều (nôn có thể gây ra mất các chất điện giải), và sau đó tìm cách bình tĩnh lại hoặc tìm ra nguồn gốc của sự căng thẳng và loại bỏ nó, chẳng hạn như học cách thiền định.

Rụng tóc

Có nhiều lý do khiến tóc rụng, từ di truyền cho đến các loại thuốc. Stress cũng có thể là một trong số những lý do. Rụng tóc từng vùng nằm trong số các tình trạng rụng tóc do stress gây nên - một rối loạn tự miễn, khi các tế bào máu trắng tấn công các nang tóc, khiến tóc rụng. Một tình trạng khác gây nên bởi sự căng thẳng, kết quả thậm chí nghiêm trọng hơn được gọi là telogen effluvium, tóc rụng đột ngột (lên đến 70%). Tình trạng này có thể khó để nhận ra có sự liên quan đến căng thẳng vì rụng tóc có thể xảy ra nhiều tháng sau một sự kiện gây lo âu phiền muộn, ví dụ, người thân trong gia đình mất hoặc sinh con. Tuy nhiên, đây thường là một vấn đề có thể tự chữa lành một khi sự kiện căng thẳng qua đi.

Chảy máu cam

Có một số tranh luận về việc stress có gây chảy máu cam, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, bệnh nhân đã bị chảy máu cam sau khi chính họ trải qua những tình huống căng thẳng. Một bài báo năm 2001 trên tạp chí y học của Anh giải thích rằng điều này có thể là do một yếu tố nào đó đã làm tăng huyết áp đột ngột, tình trạng rất phổ biến khi bạn đang căng thẳng. Bạn có thể giữ huyết áp của cơ thể trong mức kiểm soát bằng cách uống trà dâm bụt.

Suy giảm trí nhớ

Nếu bạn nhận thấy bản thân mình dường như không thể nhớ các chi tiết đã thảo luận trong một cuộc họp căng thẳng, nó có thể là hậu quả của hồi hải mã ở não trước bị co lại. Căng thẳng mạn tính có thể gây tổn thương đến vùng hồi hải mã - vùng não kiểm soát bộ nhớ ngắn hạn và sự sản sinh quá mức của hormon stress cortisol. Và hậu quả là có thể ức chế khả năng ghi nhớ của bộ não. Xử lý nguyên nhân gốc rễ gây nên sự căng thẳng là cách tốt nhất để hồi phục lại bộ nhớ.

Hệ miễn dịch suy yếu

Có lẽ hậu quả đáng chú ý nhất mà căng thẳng có trên cơ thể bạn là một hệ thống miễn dịch suy yếu, và điều đó xảy ra cho một vài lý do. Thứ nhất, căng thẳng kích thích sản xuất catecholemines, hormon giúp điều hòa hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên, việc sản sinh các hormon này trong một thời gian kéo dài có thể cản trở việc thực hiện chức năng của chúng. Thứ hai, căng thẳng làm co lại tuyến ức có nhiệm vụ sản xuất các tế bào máu trắng chống nhiễm trùng, và nó thường gây hại cho nhiễm sắc thể, gen giúp tái sinh các tế bào miễn dịch. Một cách tốt để đối phó với sự căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể là tập thể dục. Nếu bạn đang rất căng thẳng không thể tập luyện 30 phút, hãy thử những thủ thuật khác để tăng cường khả năng miễn dịch.

Chảy quá nhiều mồ hôi

Cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn khi chúng ta đang căng thẳng, tuy vậy cũng có một số người bị hyperhidrosis, chứng đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là lòng bàn tay và bàn chân. Yoga và thiền có thể giúp giảm tiết mồ hôi liên quan đến stress, và nếu bạn nghi ngờ mình bị hyperhidrosis, hãy tìm một bác sĩ chuyên về rối loạn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Triệu chứng giúp nhận biết cơ thể bị stress
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO