TP.HCM: Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ vốn và phòng dịch bệnh trong chăn nuôi

HOÀI CHI| 07/10/2019 11:19

KHPTO - UBND TP.HCM đã đưa ra một số chính sách hỗ trợ trong chăn nuôi. Đồng thời, yêu cầu người dân cần thực hiện tiêm phòng một số loại bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đúng quy định.

Nguồn vốn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12/2/2018 về quy định chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố, trong đó quy định các mức hỗ trợ như sau:

Hỗ trợ 100% lãi suất: đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp tốt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng nhận.

Hỗ trợ 80% lãi suất: đầu tư mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn hoặc ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn đối với đầu tư sản xuất hoa lan, cây kiểng, cá cảnh bò sữa, bò thịt hoặc nuôi trồng thủy sản khai thác hiệu quả nguồn nước kênh Đông.

Hỗ trợ 60% lãi suất: đầu tư mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn hoặc ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn đối với đầu tư sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi khác theo quy hoạch; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mua nguyên nhiên vật liệu phát triển ngành nghề nông thôn.

Thực hiện triển khai các cơ chế, chính sách về khuyến khích và hỗ trợ người chăn nuôi, nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, giúp người chăn nuôi nhanh chóng tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, phát triển kinh tế trang trại.

Thông qua các hoạt động khuyến nông xây dựng mô hình chăn nuôi, hỗ trợ vật tư kỹ thuật, quy trình quản lý… phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của vật nuôi. Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh

học; các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác và câu lạc bộ chăn nuôi tại các xã, để phổ biến các kinh nghiệm, thông tin giá cả thị trường, tiến bộ mới trong chăn nuôi và ký kết hợp đồng trách nhiệm đối với các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đảm bảo an toàn cho gia súc

Để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm trong chăn nuôi, người dân cần thực hiện đúng quy định về tiêm phòng bắt buộc vaccin cho gia súc, gia cầm đối với một số loại bệnh: bệnh lở mồm long móng, bệnh dịch tả heo, bệnh nhiệt thán, bệnh tụ huyết trùng trâu bò heo, bệnh dại, bệnh newcastle, bệnh dịch tả vịt.

Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch tễ đàn gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Cần áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt đối với các cơ sở chăn nuôi. Đẩy mạnh tỷ lệ tiêm phòng bắt buộc và có biện pháp loại trừ các cá thể mang trùng đối với các bệnh nguy hiểm, tạo đàn gia súc sạch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP.HCM: Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ vốn và phòng dịch bệnh trong chăn nuôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO