Tìm sâm quý núi Dành

HỒNG NGOAN| 04/01/2019 06:50

KHPTO - Trên đỉnh núi Dành, xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cómột loại thảo dược quý, được xem là vật tiến vua trong các triều đại phong kiến xa xưa, đó là sâm nam - loại sâm mà nhân dân trong vùng thường dùng trong các bài thuốc dân gian và chữa được nhiều bệnh.

Mặc dù quý là thế, nhưng có thời kỳ “thần dược” này chỉ còn trong những câu chuyện kể được người dân truyền tụng lại… Nhưng may mắn sao, mới đây, người ta lại phát hiện ra mầm mống của chúng vẫn đang sinh sôi trên mảnh đất này và họ đang cốgắng tìm cách nhân giống để bảo tồn.

Từ giai thoại

Lần theo những tư liệu lịch sử, chúng tôi lên kế hoạch cho một cuộc truy tìm sâm nam, dù biết là cơ hội rất mong manh bởi theo người dân trong vùng núi Dành, nhiều lúc cần đến, người ta không bói đâu ra một củ sâm như vậy. Được sự chỉ dẫn của người dân sở tại, chúng tôi đến núi Dành để truy tìm loại thảo dược quý này. Sau nửa ngày cuốc bộ dưới cái nắng gắt gao mùa hè, băng qua những vạt thông, đồi keo, bạch đàn xanh mướt với hy vọng kiếm được “thần dược”, đã có lúc chúng tôi tưởng chừng như bị bế tắc bởi hỏi khá nhiều người dân về loại sâm nam mà chỉ nhận được những cái lắc đầu ái ngại. Quả như vậy, sâm nam với người dân nơi đây là cái gì đã vào quá vãng, họ nghĩ rằng nó đã bị tuyệt diệt tới cả trăm năm nay, nhưng giữa lúc ai cũng nản chí nhất thì một tia hy vọng xuất hiện, thông tin trong vùng có gia đình vẫn giữ được giống sâm này đãđến với chúng tôi.

Bây giờ ở Liên Chung ít người được trực tiếp nhìn thấy sâm nam, nhưng có một sự thật là vài cụ cao tuổi trong làng vẫn nhớ về kể những câu chuyện cổ xung quanh loại sâm kỳ diệu ấy. Trong số đó có ông Nguyễn Văn Được, 72 tuổi, ở thôn Hậu, nhà ngay dưới chân núi Dành, ông Được cho hay: Sâm nam còn có tên gọi khác là Cát sâm hay sâm Bảo Sơn. Tương truyền rằng có thời kỳ mẹ vua Tự Đức bị lòa mắt, nhiều thuốc thang chữa trị mà vẫn không khỏi, năm đó may nhờ có sâm núi Dành do quan lại trong vùng tiến vua mà mắt bà sáng lại, từ ấy sâm nam núi Dành trở thành sản vật quý tiến vua hàng năm. Trong sách: “Đại Nam nhất thống chí”, có ghi: “Tên nỏ sản xuất tại Yên Thế. Cát sâm sẵn ở đỉnh núi Chung Sơn. Cỏ thi cũng có ở Chung Sơn”. Núi Chung Sơn được nhắc tới đó là núi Dành, nay phần lớn thuộc xã Liên Chung và phần còn lại thuộc địa phận xã Việt Lập, huyện Tân Yên. Ông Được vẫn giữ được giống sâm và thường dùng để giúp đỡ người dân quanh vùng chữa bệnh, ông cho hay: “Núi Dành xưa kia toàn cây de với giàng giàng, mỗi lần Lý trưởng kiếm được củ sâm thì mừng lắm, hiện ở góc vườn nhà tôi có một khóm sâm, mỗi năm nó chỉ ra một đốt, từ đó mọc rễ và ra củ nên củ không lớn, tôi cũng đã từng nhân thử giống sâm núi Dành nhưng không thành công, và cũng đã nhiều lần thử du nhập những giống sâm khác về trồng nhưng không sống, có lẽ do thời tiết và thổ nhưỡng không hợp”. Rồi ông Được niềm nở bê nguyên cả bình rượu ngâm sâm nam mời khách. Trong bình, sâm nam được xắt lát mỏng, bình sâm này được truyền từ đời cụ nội, tính ra đã hơn 100 năm.

Đến hiện thực

Xưa nay nói về sâm, người ta chỉ biết đến sâm của xứ sở Kim Chi, chứ chẳng mấy ai biết tại Bắc Giang cũng có loại kỳ dược quý này. Ông Nguyên Khắc Lư, 62 tuổi, thôn Hậu, xã Liên Chung tâm sự, gần hai chục năm trước ông nhận đất trồng rừng ở chân núi Dành. Trong một lần cuốc đất thấy bật lên những củ nhỏ, mùi thơm, nếm thử thấy ngọt mát, vốn gia đình có nghề làm thuốc đông y nên ông Lư biết mình gặp may khi tìm thấy gốc sâm nam và ông giữ gìn từ đó cho tới bây giờ. Theo ông Lư, loại sâm này phải trên 10 năm tuổi dùng mới hữu dụng, nó quý đến đâu thì chưa được kiểm nghiệm và nghiên cứu kỹ nhưng phải thừa nhận rằng, những căn bệnh thông thường như ho, cảm sốt, đau đầu, nhất là đối với trẻ nhỏ dùng chút ít là khỏi. Từ gốc sâm ban đầu, ông Lư đã nhân ra và hướng dẫn một số hộ dân khác trồng để giữ giống. Ở Liên Chung còn một người nữa giữ được giống sâm nam, đó là cụ Thân Văn Thành, 88 tuổi, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập. Cụ Thành dẫn tôi ra vườn và thật may khi còn một dây sâm leo trên cây trà vẫn xanh tốt. Cụkể: “Ngày xưa do nhà nghèo và mỗi khi cóai trong nhàbịcảm cúm tôi lại cầu cứu mẹ vợ, mỗi lần như vậy bàlại lên núi Dành tìm và đào củ sâm về chữa trị. Nghe các cụ nói có loại sâm năm và loại sâm ba. Sâm năm là loại có 5 lá, sâm ba là loại chỉ có 3 lá và sâm năm tốt hơn sâm ba”. Sau này, cụ Thành trồng gốc sâm nam ởgóc vườn nhàmình.

Theo quan sát của chúng tôi, củ sâm nam có lớp vỏ bên ngoài hơi cứng, bên trong lõi màu vàng nhạt, mùi thơm dịu, và hơi ngọt... Tuy nhiên, sâm nam tốt vàbổđến đâu thìchưa cómột nghiên cứu khoa học cụthểnào. Chỉbiết rằng, từxa xưa, người dân đãdùng đểchữa bệnh vàbồi bổsức khỏe. Hiện tại, làng Hậu có vài chục gốc sâm được các gia đình trồng trong vườn. Nhưng điều màngười dân ởđây mong muốn làngành chức năng cónhững nghiên cứu, đánh giáđểkhẳng định giá trị của loại sâm núi Dành, đồng thời tìm cách nhân giống vàphát triển thảo dược quý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm sâm quý núi Dành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO