Tiểu đường - Căn bệnh của thế kỷ XXI

15/11/2006 23:53

Tiểu đường (TĐ) đang gia tăng và bùng nổ trên toàn cầu, đã trở thành đại dịch của thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á nói chung, cũng như ở Việt Nam (VN) nói riêng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về bệnh TĐ thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ gia tăng bệnh TĐ ở khu vực châu Á cao hơn châu Âu. TÐ típ 2 cũng có thể gặp ở cả tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Đây vốn là bệnh của những người đã trưởng thành và béo phì ở các nước phát triển. Nhưng nay, TĐ ở khu vực châu Á đang lan tràn ở khắp mọi lứa tuổi, mọi trọng lượng và mọi tầng lớp xã hội. TS. Anil Kapur, phó chủ tịch Quỹ Tiểu đường thế giới (WDF), tại một hội nghị quốc tế cho biết, ở VN bệnh nhân tiểu đường (típ 2) bé nhất là11 tuổi (ở Nhật Bản 9 tuổi) và ở những người không thuộc loại béo phì. Lý giải về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng, chế độ dinh dưỡng ở châu Á ngày nay đã khác trước. Từ nhỏ, trẻ em đã có chế độ dinh dưỡng không hợp lý (ăn nhiều chất béo). Bên c.....

WHO cảnh báo, 20 năm nữa bệnh TĐ và những bệnh liên quan sẽ trở thành khủng hoảng y tế lớn nhất thế kỷ 21, sẽ có khoảng 330 triệu người mắc bệnh. Trong đó, khu vực châu Á có 4 quốc gia có nhiều người mắc bệnh TĐ, đó là Ấn Độ (33 triệu), Trung Quốc (23 triệu), Pakistan (9 triệu) và Nhật Bản (7 triệu). Mặt khác, theo các nghiên cứu khác cho thấy, các bà mẹ mang thai có chế độ dinh dưỡng kém có thể dẫn tới bệnh tiểu đường ở cả đứa trẻ và mẹ trong nhiều năm sau. Bệnh TĐ làm suy kiệt cơ thể từ từ và theo nhiều cách. Nếu châu Á không cố gắng ngăn chặn bệnh TĐ ngay từ bây giờ, thì hậu quả khôn lường, mà tai hại nhất là biến chứng do nó gây ra (ở tay, chân và mù). Nếu không ngăn chặn tích cực, chỉ 10 - 15 năm nữa, chúng ta sẽ thấy hàng triệu người chạy thận nhân tạo hay ghép thận và điều trị laser, các bệnh viện đều bị quá tải…

Việt Nam có tỷ lệ người mắc bệnh TĐ cao (tại các thành phố lớn khoảng trên 6% dân số, tỷ lệ này trên toàn quốc là 4,4%). Nếu chỉ tính TP.HCM có 8 triệu dân, thì có khoảng 480 ngàn người bị mắc bệnh TĐ. Đây là con số không nhỏ. Nó kêu gọi sự quan tâm của tất cả mọi người.

Triệu chứng TĐ âm thầm, gây suy giảm nhanh sức khỏe cũng như khả năng lao động bởi các biến chứng nguy hiểm của bệnh trên nhiều cơ quan, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả lao động và tuổi thọ của bệnh nhân. Một điều đáng lo là 50% người bệnh tiểu đường không biết mình bị bệnh.

Đây là một nguy cơ cho tình trạng sức khỏe của cộng đồng, điều này đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của ngành y tế, sự nỗ lực của các bác sĩ, sự góp sức của toàn xã hội và tất cả cộng đồng để phòng bệnh TĐ và sớm phát hiện những người bệnh, để điều trị và phòng chống các biến chứng do TĐ gây ra.

Khi nào bị mắc bệnh TĐ?

Những biểu hiện đặc trưng của bệnh là 3 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều (nhiều lần và lượng nhiều); 1 thiếu là: thiếu sức sống.

Theo Hiệp hội TĐ của Mỹ thì:

1. Đường huyết tương lúc đói:

- Bình thường 70 - 100 mg/dl.

- Chẩn đoán TĐ khi:

+ Đường huyết tương ³ 126 mg/dl (7 mmol/l) sau 2 lần thử.

+ Đường huyết tương thử bất kỳ ³ 200 mg/dl.

2. Nghiệm pháp dung nạp đường (OGTT):

- Bình thường đường huyết sau 2 giờ £ 140 mg/dl.

- Rối loạn dung nạp đường khi đường huyết 2 giờ sau ³ 140 mg/dl và £ 200 mg/dl.

- TĐ khi đường huyết 2 giờ sau ³ 200 mg/dl.

3. Rối loạn đường huyết khi đói (IFG):

- Đường huyết tương ³ 100 mg/dl và £ 140 mg/dl.

Lưu ý: 31% người già bị TĐ không được chẩn đoán.

Triệu chứng khi mắc bệnh TĐ:

Các triệu chứng thường gặp như: mệt mỏi, khát nước, tiểu đêm nhiều lần, sụt cân. Thông thường, ở người lớn tuổi còn có kèm theo các triệu chứng của các biến chứng mắc bệnh lâu năm như: mắt mờ, tê tay, chân phù, cao huyết áp, đau ngực… Tuy nhiên, cũng có một số lượng ít bệnh nhân bị TĐ mà không có biểu hiện triệu chứng gì.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh TĐ:

- Béo phì, qúa nặng cân; hút thuốc lá.

- Vòng eo ³ 95 cm ở nữ; ³ 100 cm ở nam.

- Gia đình có người bị TĐ.

- Thiếu máu cơ tim.

- Tăng huyết áp.

- Rối loạn chuyển hóa lipid.

- Rối loạn dung nạp glucose.

- Tiền căn sẩy thai, sinh con ³ 4 kg.

- Dùng thuốc gây tăng đường huyết như corticoid.

Những người mắc bệnh TĐ phải làm những xét nghiệm định kỳ nào?

Những người đã bị mắc bệnh TĐ nên làm các xét nghiệm sau:

- Đo huyết áp, trọng lượng, vòng eo (định kỳ mỗi lần đi khám bệnh).

- Lượng đường trong máu và trong nước tiểu cũng như thể ceton trong nước tiểu (tối thiểu mỗi tháng 1 lần).

- Theo dõi HbA1c (2 - 3 tháng 1 lần).

- Định lượng Micro Albumin niệu.

- Các xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận,lipid máu.

Khi xuất hiện triệu chứng thì phải làm gì?

Đại đa số bệnh nhân TĐ ở giai đoạn sớm, thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình, thậm chí không có biểu hiện khác thường. Rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã phát hoặc đã có biến chứng. Vì thế, nên chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh.

Nếu bạn hay người quen có những triệu chứng trên, hoặc trong số những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh TĐ, nên đến các cơ sở y tế, các phòng khám chuyên khoa TĐ để được khám, xét nghiệm, phát hiện bệnh hoặc được tư vấn để phòng tránh tiến triển thành bệnh TĐ. Đây cũng là một hoạt động góp phần tích cực làm giảm sự gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh TĐ trong cộng đồng ở nước ta, mang lại sức khỏe cho từng cá nhân và cho mỗi gia đình. ó

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiểu đường - Căn bệnh của thế kỷ XXI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO