Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

PHƯƠNG DUY| 12/10/2019 07:10

KHPTO - Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khi phun hay rải trong quá trình sản xuất, một phần bám vào cây trồng, một phần khác sẽ rơi vãi ra xung quanh, bay hơi vào môi trường hay bị cuốn trôi theo nước mưa, đi vào môi trường đất, nước, không khí… gây ô nhiễm.

Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc rơi xuống đất, ngoài ra còn có một số thuốc rải trực tiếp vào đất. Khi vào trong đất, một phần thuốc trong đất được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại. Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua các tác động của các yếu tố lý, hóa. Tuy nhiên, tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém. Những khu vực chôn lấp hóa chất bảo vệ thực vật thì tốc độ phân giải còn chậm hơn nhiều.

Xu hướng sử dụng phân bón tăng cả số lượng và số lần bón, thải ra môi trường khoảng 865.000 tấn tồn dư của phân bón hóa học. Việc sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài đã gây ô nhiễm, thoái hóa đất và thậm chí ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản.

Theo FAO, việc sử dụng phân bón mất cân đối, lạm dụng phân bón vô cơ đã dẫn tới hiện tượng đất nông nghiệp đang suy giảm độ phì nhiêu, một số diện tích đã bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa, trong đó diện tích thoái hóa nặng lên tới 2 triệu ha. Việc sử dụng quá liều các loại phân bón, thuốc BVTV khiến các chất độc hại tồn dư trong thực phẩm, trong nước, gây nên các bệnh đường hô hấp, da, bệnh phụ nữ, ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng dân số.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO