Thành phố Hồ Chí Minh giữ đà tăng trưởng kinh tế giữa “vòng xoáy” dịch Covid-19

XUÂN TÌNH - XUÂN ANH (TTXVN)| 16/07/2021 06:51

KHPTO – Với sự chỉ đạo, hỗ trợ sát sao của trung ương, với nỗ lực và quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM, kinh tế thành phố vẫn có những điểm sáng lạc quan, duy trì mức tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề vô cùng quan trọng để thành phố có thể hoàn thành “nhiệm vụ kép”…

Sau quãng thời gian phục hồi, thực hiện tốt “mục tiêu kép” thì đến nay nền kinh tế TP.HCM đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Tuy nhiên với sự chỉ đạo, hỗ trợ sát sao của trung ương, với nỗ lực và quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM, kinh tế thành phố vẫn có những điểm sáng lạc quan, duy trì mức tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề vô cùng quan trọng để thành phố có thể hoàn thành “nhiệm vụ kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa duy trì hoạt động, sản xuất kinh doanh cho những tháng còn lại của năm 2021.

Nhiều lạc quan

Theo Cục thống kê TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu có dấu hiệu hồi phục do việc tiêm chủng vaccine hiệu quả và các quốc gia đối phó tốt hơn với dịch Covid-19. Trong khi đó, sức ép lạm phát và giá cả leo thang đã xuất hiện. Giá cổ phiếu tăng mạnh ở hầu hết các nền kinh tế phát triển. Việc hạn chế đi lại và khả năng tiêm vaccine cũng tác động đến sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI.

Trong nước, nhờ những thuận lợi từ kết quả của việc phòng, chống dịch Covid-19 từ năm 2020, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, hoạt động xuất nhập khẩu giữ vững nhịp điệu tăng trưởng, không bị đứt gãy, giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt.

Tất cả đã tạo nên động lực thúc đẩy chính quyền và nhân dân TP.HCM nỗ lực vừa khôi phục mức tăng trưởng kinh tế ở các ngành, các lĩnh vực, bảo đảm an sinh xã hội, vừa ngăn chặn và kiểm soát dịch Covid-19. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn thành phốcó những dấu hiệu tích cực dù chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, nhất là làn sóng lần thứ4.

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 ước tính tăng 5,46% so với cùng kỳ năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụđạt khoảng 542.000 tỷ đồng, tăng 7,3%. Thu ngân sách đạt 198.566 tỷđồng, đạt 55,7% dựtoán, tăng 20,7%. Chỉ sốsản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 5,9%; trong đó 4 ngành công nghiệp trọng điểm gồm chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 1,2%, hóa dược tăng 2,6%, điện tử tăng 15,6% và cơ khí tăng 10,7%...

Những điểm sáng kinh tếcủa thành phố trong 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục thểhiện việc thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”. Vừa qua tại buổi làm việc, kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, Thủtướng Chính phủPhạm Minh Chính đánh giá cao việc thành phố thực hiện thành công “mục tiêu kép” khi trong 6 tháng đầu năm 2021 các chỉsố tăng và ổn định trên hầu hết các lĩnh vực. Thành phố tiếp tục khẳng định vai trò, vịtrí quan trọng của mình đối với sựphát triển kinh tế- xã hội của Vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam và cảnước.

Linh hoạt các giải pháp

Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ởcác tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM. Vì thếngay từthời điểm này việc khoanh vùng, truy vết, dập dịch có ý nghĩa quyết định đến thành bại nhiệm vụ của cảnăm 2021, nhất là khi quãng thời gian còn lại không còn nhiều. Các chỉtiêu và giải pháp phát triển kinh tếcũng sẽ được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng theo từng diễn biến của dịch bệnh.

Ngay từđầu năm 2021, khi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Chính phủđã ban hành Nghịquyết số 01/NQ-CP xác định tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả“mục tiêu kép”, vừa phòng chống đại dịch Covid-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội trong trạng thái bình thường mới. Đây là định hướng đểcác địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội cho cảnăm 2021; trong đó có TP.HCM với vai trò đầu tàu kinh tếcủa cảnước.

Vừa qua, tại cuộc họp trực tuyến với TP.HCM và 7 tỉnh vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam, Thủtướng Chính phủPhạm Minh Chính cho rằng, các địa bàn nói trên là trung tâm kinh tếcủa cảnước với nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn, việc quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt có thểảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất nên cần được cân nhắc, thận trọng và xem xét thứtựưu tiên. Tuy nhiên, khi cần thiết và nhất là trong lúc này, tính mạng, sức khỏe của nhân dân vẫn luôn phải là trên hết, trước hết.

Thủtướng Chính phủyêu cầu các địa phương; trong đó có TP.HCM bảo đảm “mục tiêu kép” là nhiệm vụ nhất quán nhưng tính mạng và sức khỏe của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. Lãnh đạo các cấp, nhất là người đứng đầu căn cứtình hình dịch bệnh và điều kiện cụ thểcủa từng địa phương đểlựa chọn thứtựưu tiên phòng chống dịch hoặc phát triển kinh tế- xã hội hoặc đồng thời cảhai đểtriển khai cho phù hợp, hiệu quả.

Trong năm 2021, TP.HCM phấn đấu đạt tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) từ6% trởlên, thu ngân sách nhà nước đạt 364.893 tỷđồng (chiếm 24,79% trong tổng dựtoán thu của cảnước). Tháng 6/2021 vừa qua, Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua các nghịquyết trong đó có giải quyết chếđộ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch và hỗ trợngười dân bịtác động bởi dịch Covid-19. Điều này cũng chính là góp phần phục hồi sản xuất, ổn định tình hình lao động, việc làm, thực hiện tốt nhất “mục tiêu kép” - vừa kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, vừa thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đềđầu tưcông và trong năm 2021 sẽ bố trí đủvốn cho các dựán trọng điểm nhưdựán xây dựng hạtầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, nút giao thông An Phú, mởrộng Quốc lộ50, tuyến metro số 1, metro số 2, khép kín Vành đai 2…

Theo chủtịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thành phố vẫn phải đảm bảo việc vừa cách ly vừa sản xuất, tiếp tục tăng số lượng các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa cách ly nhằm thực hiện “mục tiêu kép”.

Theo các kịch bản tăng trưởng kinh tếcủa thành phố cho cảnăm 2021 do Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM thực hiện, dựbáo nếu đến tháng 8/2021 khi dịch Covid-19 được khống chế, tốc độtăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm 2021 của thành phố sẽ đạt 5,02%, dựbáo cảnăm 2021 sẽ đạt 4,9%.

PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển TP.HCM cho rằng, đểđuy trì tăng trưởng kinh tế, bên cạnh việc kiểm soát dịch Covid-19 càng sớm càng tốt, thành phố cần tập trung xửlý các điểm nghẽn, nút thắt vềđất đai, thủtục hành chính đểđẩy nhanh giải ngân vốn đầu tưcông, tháo gỡ khó khăn cho các dựán chậm giải ngân, đặc biệt là các dựán trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa nhưdựán đường Vành đai 2, Vành đai 3, cầu ThủThiêm 2... đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư, chuyển đổi mục đích sửdụng đất lúa sang đất phi nông nghiệp.

Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp hỗ trợan sinh xã hội cho người lao động, hỗ trợdoanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉkhi đạt được tiến bộkhảquan vềtiêm vaccine Covid-19, thành phố mới có tiền đềcho việc khống chếdịch, tạo tâm lý khảquan của người dân và doanh nghiệp.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân cho rằng, doanh nghiệp cần tận dụng lợi thếtừcác hiệp định thương mại, tái cấu trúc doanh nghiệp tạo ra sản phẩm phục vụ thịtrường nội địa, chủđộng nguồn nguyên liệu, khảnăng nối lại du lịch với một số quốc gia. Tâm lý ổn định và lạc quan của người tiêu dùng khi dịch được kiểm soát tốt sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm, du lịch, kích thích kinh tếtăng trưởng trởlại.

Dưới góc độdoanh nghiệp, ông Chu Tiến Dũng, chủtịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết, hiệp hội khuyến khích doanh nghiệp thành viên thực hiện chuyển đổi số, đổi mới thiết bị, công nghệ… phù hợp xu thếcuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư, đồng thời kiến nghịthành phố sớm ban hành gói hỗ trợriêng cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tưkinh doanh, giảm các yếu tố chi phí sản xuất cho doanh nghiệp cũng nhưchăm lo an sinh xã hội cho công nhân mất việc, giãn việc.

Theo ông Trương Tiến Dũng, phó chủtịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM, trong 6 tháng còn lại, thành phố sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến dịch bệnh khó lường. Việc phải áp dụng nhiều đợt giãn cách xã hội liên tục đểkiểm soát dịch bệnh đã tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp dịch vụ, du lịch… Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất vẫn nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng, linh hoạt và thích ứng nhanh trong việc khai thác các cơhội thịtrường mới, đẩy mạnh xuất khẩu theo các hiệp định thương mại tựdo.

“Mục tiêu những tháng còn lại của năm 2021 là sớm kiểm soát dịch bệnh và khôi phục lại hoạt động phát triển kinh tế. Đểthực hiện được “mục tiêu kép” đó, bên cạnh giải pháp dập dịch quyết liệt, hiệu quả, triển khai tiêm vaccine trên diện rộng, Chính phủvà thành phố cần có cơchếhỗ trợdoanh nghiệp một cách thực tếhơn, cắt bớt quy trình, thủtục hành chính đểviệc hỗ trợđược kịp thời, có hiệu quả”, ông Trương Tiến Dũng nói.

Đểđạt được các chỉtiêu kinh tếđặt ra ngay từđầu năm 2021, UBND TP.HCM đã ban hành Chỉthịvềđẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và thực hiện thắng lợi kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2021. Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các sở- ban - ngành, TP. ThủĐức và các quận huyện, doanh nghiệp thuộc thành phố chủđộng nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh bổsung các phương án, giải pháp trong hoạt động chỉđạo, điều hành, tập trung bám sát cơsở, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, an sinh xã hội và quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉtiêu phát triển kinh tế- xã hội đã đặt ra.

Đối với việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp đểđảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, UBND thành phố giao Sởkếhoạch và đầu tưtham mưu giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tưcông năm 2021 trong điều kiện tác động dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh hiệu quảhoạt động tổcông tác đầu tưvà tổcông tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dựán đầu tưcó sửdụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thành phố Hồ Chí Minh giữ đà tăng trưởng kinh tế giữa “vòng xoáy” dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO