Thành phố Hồ Chí Minh có 34 ngành nghề nông thôn

V.P| 11/07/2020 22:16

KHPTO - Ba mươi bốn ngành nghề nông thôn của TP.HCM được đánh giá đa dạng về quy mô và lĩnh vực, bao gồm:

nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (bánh tráng, bún tươi, bún khô, giòchả, cá hấp, nấu rượu, nem...); nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may (đan lát, dệt chiếu, chăm nón lá, nón vải); nhóm sản xuất hàng thủ công mỹnghệ (sơn mài, đúc đồng, khắc gỗ...); nhóm gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh (hoa, cây kiểng); nhóm tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn sản xuất (nấm, cây kiểng - bonsai...).

Với hệ thống chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ngày càng hoàn thiện, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, nhiều ngành nghề truyền thống của TP.HCM được khôi phục và phát triển như: nghề mây tre đan, gỗ, gốm sứ... Nhiều ngành nghề mới được mở mang như: chế biến nông sản, thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh...

Trong đó, có 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng gồm: khô cá dứa Cần Giờ, khô cá sặt Củ Chi, tổ yến Cần Giờ, xoài cát Long Hòa (Cần Giờ) đã được đầu tư phát triển với quy mô tương đối lớn. Với khô cá dứa có 66 cơ sở chế biến với 240 lao động. Khô cá sặt (tập trung tại xã Phước Hiệp) có 7 hộ tham gia, sản lượng khoảng 80 tấn/năm. Tổ yến Cần Giờ có 231 nhà, sản lượng khai thác bình quân đạt 5,4 tấn/năm. Xoài cát Long Hòa với 535 hộ trồng, diện tích 235 ha, sản lượng bình quân đạt 1.500 tấn/năm.

Để ngành nghề nông thôn phát triển, thành phố sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động điểm giới thiệu, bán sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với các tuyến du lịch hiện có tại Củ Chi và Cần Giờ. Bên cạnh đó, thành phố sẽ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn đặc trưng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thành phố Hồ Chí Minh có 34 ngành nghề nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO