Tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm

LIÊN HƯƠNG (Trung tâm khuyến nông quốc gia)| 19/02/2020 16:15

KHPTO - Hiện nay, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao rất thuận lợi cho virus cúm gia cầm tồn tại và phát triển. Đồng thời, đầu năm 2020 đã phát hiện một ổ dịch cúm A (H5N1) gia cầm tại tỉnh HồNam, Trung Quốc, vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn hỏa tốc số167/TTg-NN về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm vàở người.

Để công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm có hiệu quả, cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:

Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản như:

Cách ly vàkiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi

Thực hiện tốt việc cách ly và kiểm soát ra, vào khu vực chăn nuôi sẽ góp phần ngăn chặn được các loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi và ngược lại.

- Chuồng nuôi gia cầm cần cách xa các chuồng nuôi động vật khác, khu dân cư, đường giao thông lớn vàkhu công cộng như chợ, trường học, bệnh viện..., có tường bao quanh, có hố khử trùng...

- Thực hiện cách ly và kiểm soát gia cầm giống mới nhập về (mua gia cầm giống từcơ sởan toàn dịch bệnh, cách ly ít nhất 14 ngày).

- Kiểm soát con người: hạn chế khách tham quan; người vào khu chăn nuôi cần có quần áo, bảo hộ lao động đảm bảo vệsinh dùng riêng trong khu chăn nuôi; đi từkhu sạch sang khu bẩn, hạn chế đi lại giữa các khu.

- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi.

- Kiểm soát thức ăn, nước uống.

- Kiểm soát động vật khác, côn trùng: cóbiện pháp ngăn các động vật khác như chó, mèo, chuột, chim, côn trùng... vào chuồng nuôi.

Vệsinh làm sạch

Vệ sinh làm sạch nhằm loại bỏ tất cảbụi bẩn và các chất hữu cơ (thức ăn thừa, phân chất thải...) bám bẩn khỏi bề mặt các dụng cụ, thiết bị, sàn, tường, trần nhà... Khi tất cảcác chất bẩn bịloại bỏ, sẽ không còn các chất hữu cơ đểnuôi dưỡng và chứa mầm bệnh. Việc vệ sinh

làm sạch giúp loại bỏ trên 80% mầm bệnh tại trại chăn nuôi.

Đối tượng cần thực hiện vệsinh làm sạch

Việc vệ sinh làm sạch phải được thực hiện thường xuyên. Vệ sinh trước và sau khi ra, vào trại với các đối tượng như: phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ; quần áo, giày dép, tay chân của người chăn nuôi và khách; thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi; dụng cụ sửdụng tại trại như: máng ăn, máng uống, khay đựng trứng...; ổđẻ (đối với gia cầm sinh sản); thay và bổsung đệm lót chuồng khi bịướt. Phân rác thu gom vào đúng nơi quy định (xa chuồng nuôi) vàxử lý(ủ, đốt...); định kỳtổng vệsinh cảtrong và ngoài chuồng nuôi.

Cách vệsinh làm sạch

Vệ sinh khô: hàng ngày cần quét dọn, thu gom rác và chất thải (phân rác, chất độn chuồng ẩm ướt, lông, trứng vỡ, xác gia cầm…) cho vào nơi quy định đểxửlý đúng yêu cầu kỹ thuật.

Vệ sinh ướt: cọrửa sạch dụng cụ, chuồng trại bằng nước với xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Thực hiện sau khi đã vệ sinh khô và thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Khử trùng: là một trong 3 nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi an toàn sinh học, tuy nhiên hiệu quảcủa việc khửtrùng tùy thuộc vào chất lượng của việc vệ sinh làm sạch trước đó. Mục đích khửtrùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trại, dụng cụ và thiết bịphục vụ chăn nuôi.

- Đối tượng, thời điểm và thời gian khử trùng: khửtrùng phương tiện vận chuyển, quần áo, dụng cụ (bơm, kim tiêm, máy cắt mỏ, khay trứng...) trước khi vào sử dụng vàsau khi sử dụng. Định kỳ khửtrùng các thiết bị vàdụng cụchăn nuôi khác.

- Nguyên tắc và các bước phun khử trùng: Nguyên tắc thực hiện khi phun khửtrùng: phun khửtrùng sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ. Sửdụng đúng nồng độ, liều lượng, đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 10 phút với bề mặt sạch. Chỉ sửdụng các chất khửtrùng được khuyến cáo, pha dung dịch khửtrùng đúng nồng độ(theo chỉ dẫn của nhà sản xuất). Đảm bảo an toàn cho người làm, phôi giống và gia cầm con. Phun xuôi chiều gió. Phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Phun theo hình chữ Z, lượt sau phun đèlên một phần của lượt trước đểthuốc thấm đều lên toàn bộbề mặt cần khửtrùng.

Những chuẩn bị cần thiết khi khử trùng

Sau khi vệ sinh làm sạch, người chăn nuôi cần chuẩn bịtốt các điều kiện về thiết bị, hóa chất, các dụng cụ bảo hộđểđảm bảo thực hiện khửtrùng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi như quần áo bảo hộ(quần dài, áo sơ mi dài tay), ủng, mặt nạ phòng độc/khẩu trang phòng hóa chất, kính bảo hộ, nón và găng tay.

Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác đểchuẩn bịnguyên liệu và dụng cụ pha thuốc cho phùhợp (tên hóa chất, thành phần, tỷ lệ pha, liều pha, mức độđộc hại, các yêu cầu về dụng cụ...).

Xông khử trùng đối với những vật tư chăn nuôi khóphun khửtrùng như thức ăn, đệm lót (trấu, mùn cưa, rơm...) hoặc cóthểkhửtrùng quần áo, bảo hộlao động, dụng cụ, vật tư chăn nuôi...

Cần thiết kếbuồng xông kín đểhạn chếkhíthoát ra ngoài hoặc dùng bạt trùm kín toàn bộđống thức ăn hoặc dụng cụ cần xông và đặt thau xông ở dưới đểkhíxông lan tỏa đều cảkhu vực cần khửtrùng.

Nồng độ xông: 17,5 g thuốc tím + 35 ml formol + 35 ml nước/m3 thểtích buồng xông. Dùng thau sành, đổthuốc tím vào, sau đóđổformol và nước, đóng cửa nhanh. Thời gian xông: 30 phút.

Phòng bệnh bằng vaccin và tăng cường sức kháng bệnh cho gia cầm

Chủđộng tiêm vaccin cúm gia cầm và các vaccin phòng bệnh khác theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng: chuồng nuôi phù hợp với lứa tuổi, giống gia cầm, đảm bảo vềnhiệt độ, mật độ nuôi, thức ăn, nước uống... bổ sung vitamin, men tiêu hóa vàcác thuốc trợ sức, trợ lực định kỳhoặc khi có yếu tố bất lợi để tăng sức kháng bệnh cho gia cầm.

Chống bệnh cúm gia cầm

Thường xuyên quan sát đàn gia cầm đểsớm phát hiện, thải loại những gia cầm ốm, yếu ra khỏi đàn và xửlý, điều trịnếu cần thiết.

Khi thấy gia cầm cóhiện tượng ốm, chết nghi mắc cúm gia cầm, phải báo ngay cho cán bộthú y cơ sở, chính quyền địa phương. Không bán chạy, ăn thịt gia cầm ốm, gia cầm trong đàn bịbệnh, không vứt xác chết, chất thải bừa bãi.

Phun thuốc khử trùng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO