Sự chuyển mình của sản xuất nông nghiệp

04/01/2008 14:34

Rau quả là mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu lớn nhất thế giới với doanh số hàng năm lên đến 103 tỷ USD, so với chỉ có 9 tỷ cho lúa gạo. Vậy mà số liệu trong năm 2005 cho thấy Việt Nam chỉ mới xuất được có 187 triệu USD, chiếm 0,2% thị phần của cả thế giới (trong lúc xuất khẩu gạo đã đạt được 15%). Năm 2006 cũng chỉ xuất được 260 triệu USD. Như vậy là còn một khoảng trống khổng lồ về xuất khẩu mặt hàng này.

Trước giờ chúng ta xuất khẩu trái cây chủ yếu là theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc vì thị trường này gần và không đòi hỏi mặt hàng có chất lượng cao. Nhưng gần đây nhu cầu thị trường này đã giảm sút vì người tiêu dùng ngày càng khá giả hơn nên bắt đầu đòi hỏi mặt hàng có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, cung cấp đúng lúc và nhất là an toàn về mặt vệ sinh. Khi chúng ta gia nhập thị trường WTO thì nông sản của Việt Nam sẽ có cơ hội đi ra biển lớn, tham dự vào sân chơi khổng lồ nhưng “luật chơi” sẽ vô cùng khắc nghiệt, với bốn yêu cầu gắt gao phải đáp ứng là: (1) số lượng phải đủ lớn để giảm phí chuyên chở, đồng bộ về mẫu mã và chính xác về thời gian cung cấp, (2) phải có chứng chỉ về an toàn thực phẩm GAP, (3) chứng chỉ về chất lượng cao và bổ dưỡng, không phải sản phẩm GMO (cây có biến đổi gen), và (4) giá cả phải có tính cạnh tranh nên sản phẩm càng rẻ càng tốt!

TS. Nguyễn Quốc Vọng tại Hội thảo GAP ở Cần Thơ (x)

Trong bốn yêu cầu trên, cái khó nhất cho nông nghiệp Việt Nam hiện nay là “Quy trình nông nghiệp an toàn” hay còn gọi là tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices). Đây là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu tổ chức nông trại, đến canh tác, chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố có liên quan như môi trường, các hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả các điều kiện làm việc và phúc lợi cho người sản xuất và gia đình của họ. Như vậy GAP là một bộ hồ sơ trình bày công nghệ sản xuất của nông trại, đồng thời cũng là hồ sơ ghi chép chi tiết những hoạt động của nông trại đó. Một số các nước như Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia trước đây đã có biên soạn GAP cho mình nhưng việc xuất khẩu rau quả của họ vẫn chưa thuận lợi hơn vì quy trình chưa đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của các thị trường giàu và khó tính như châu Âu, Mỹ và Nhật. Do đó, khối các nước ASEAN đã mời chính phủ Úc giúp họ biên soạn ASEAN GAP - đã được công bố chính thức trong tháng 11/2006. Theo TS. Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều ở Úc, Việt Nam có thể dựa trên các tiêu chuẩn này để xây dựng một VietGAP cho riêng mình. Càng tiến hành càng sớm càng tốt vì nếu không thì sẽ bị cạnh tranh với rau quả ngoại nhập ngay trong nước.

Hiện nay, chưa có GAP cho riêng nước mình thì một số nông trại của chúng ta đang theo EUREPGAP của châu Âu để sản xuất rau quả theo đơn đặt hàng của họ. Đi Đà Lạt chắc nhiều người đã nghe nói đến TS. Nguyễn Bá Hùng với nông trại Organik Hùng Thiên của anh sản xuất rau hữu cơ để bán cho châu Âu. Vào nông trại của anh ta thấy ở mỗi luống rau đều có bảng ghi ký hiệu rõ ràng để khi xuất khẩu theo container nào thì mỗi thùng rau trong đó đều có thể truy nguyên nguồn gốc được khi cần. Vào Dalat Hasfarm cũng thấy hoa được tổ chức sản xuất một cách nghiêm ngặt như vậy. Hay Hợp tác xã thanh long Hàm Minh ở Bình Thuận được EUREPGAP chứng nhận ngày 29/9/2005 cho 11 hộ nông dân trồng 20 ha thanh long theo đúng quy trình kiểm soát để xuất khẩu.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu chúng ta được nghe nói bưởi Năm Roi của Hợp tác xã Hoàng Gia ở Bình Minh (Vĩnh Long) đã xuất được một số chuyến đichâu Âu, hay anh Hai Đĩnh ở Cần Thơ hiện nay được Metro Cần Thơ yêu cầu cung cấp hàng ngày một số lượng rau dưa hấu theo yêu cầu về tiêu chuẩn của họ. Còn nhiều loại trái ngon khác có thể “ra biển lớn” như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi Da Xanh… và chúng ta đang khẩn trương xây dựng quy trình GAP cho chúng với sự hợp tác tích cực giữa chính quyền, nhà khoa học và người sản xuất cùng với sự hỗ trợ của các chuyên viên nước ngoài.

Thị trường nông sản thế giới và giá trị xuất khẩu của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam trong năm 2005 (FAO, http://unstats.un.org/unsd/default.htp)

Đối với lúa gạo cũng vậy, mặc dù năm nay chúng ta đã sớm đạt chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn ngay từ đầu tháng 11 nhưng số ngoại tệ thu vào không bao nhiêu vì gạo của chúng ta thuộc loại dùng để cứu đói cho người nghèo (xem bảng). Chúng ta xuất khẩu được gạo là nhờ mạnh về số lượng do canh tác 2 - 3 vụ lúa cao sản liên tiếp trong năm, nhưng gần đây rầy nâu có cơ hội trở lại hoành hành và đích thân Thủ tướng chính phủ phải ban bố biện pháp khẩn cấp để chống dịch rầy nâu. Cũng may là lượng thuốc trừ sâu dự trữ với hàng chục ngàn tấn đã được huy động cũng chưa sử dụng hết vì đã sớm khôi phục lại được quy trình phòng trừ tổng hợp (IPM) với kỹ thuật xuống giống đồng loạt cho từng vụ để “né rầy”.

Đã qua rồi cái thời “làm chơi ăn thiệt” do đất đai trù phú, “cò bay thẳng cánh”, vì điều kiện thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt và diện tích đất ngày càng thu hẹp do phải nhường chỗ cho phát triển công nghiệp. Từ đó “tấc đất” sẽ là “tấc vàng” nên diện tích nào được giữ lại cho sản xuất nông nghiệp sẽ phải được sử dụng cho đúng với giá trị của nó: trồng cây hay nuôi con gì cũng phải theo “VietGAP” để bảo đảm giá trị tương xứng của đầu ra.

Hội nhập là cơ hội để mình học hỏi, phát huy tri thức và kỹ năng nhằm nâng cao sản xuất và chen chân vào thị trường thế giới. O

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự chuyển mình của sản xuất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO