Phương pháp rửa mặn trong canh tác lúa, tôm

KS. TRẦN NGỌC LÃM (Trung tâm khuyến nông Cà Mau)| 15/12/2019 11:16

KHPTO - Trong canh tác lúa tôm, để canh tác vụ lúa trên đất nuôi tôm thành công thì khâu quan trọng nhất là phải rửa mặn triệt để và đúng kỹ thuật, vì cây lúa ở giai đoạn mạ chịu được độ mặn dưới 2%. Để khâu rửa mặn được triệt để khi trời có mưa to, khuyến cáo một số biện pháp như sau:

Thời điểm rửa mặn:

Cần bố trí vụ tôm kết thúc sớm để có thời gian rửa mặn triệt để (tốt nhất kết thúc vụ tôm vào tháng 7). Thời gian rửa mặn hợp lý nhất là từ cuối tháng 7 đến tháng 8 dương lịch, từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch là thời vụ canh tác lúa.

Phương pháp rửa mặn:

* Sử dụng nước mưa để rửa mặn:

- Cần theo dõi các kênh thông tin thông báo có mưa lớn, áp thấp hay bão vào vùng biển đông thì cần phải xổ cạn đến khô nước trên bề mặt ruộng hoặc xổ khô cả lòng mương nếu nước còn quá mặn.

- Đón các trận mưa lớn, giữ cho ngập mặt ruộng, ngâm ruộng qua 2 đến 3 đêm, sau đó lại xổ cạn như trước và lặp lại từ 3 đến 5 lần.

* Xới đất kết hợp bón vôi:

- Cày xới giúp đất tơi xốp, tăng khả năng thấm rút nước giúp cho việc rửa các muối trong đất được dễ dàng. Trước tiên, bón vôi (CaO hoặc CaCO3) đều trên mặt ruộng với liều lượng 300 - 500 kg/ha.

- Sau đó, bà con nên tiến hành xới đất nhằm giúp vôi trộn đều trong đất. Khi có mưa, hứng nước mưa ngập mặt ruộng (mặt trảng) ngâm khoảng 2 đến 3 đêm, sau đó xổ cạn và lặp lại từ 3 đến 5 lần đến khi độ mặn trong nước còn 2

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phương pháp rửa mặn trong canh tác lúa, tôm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO