Những ngành học mới tuyển năm 2006.

16/03/2006 03:01

Ngành Quản trị kinh doanh: Chỉ tiêu dự kiến 200 sinh viên, khối thi tuyển: khối A, D1. Đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, có kỹ năng sâu về quản trị doanh nghiệp và biết tổ chức các hoạt động của một doanh nghiệp.

Khoa Mỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Văn Lang

Trường Đại học Khoa học tự nhiên: (Đại học quốc gia TP.HCM)

Ngành Khoa học máy tính: Chỉ tiêu dự kiến 100 sinh viên. Đào tạo cử nhân nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và chuyên sâu về khoa học máy tính, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội.

Ngành Kỹ thuật phần mềm: Chỉ tiêu dự kiến 100 sinh viên. Đào tạo cử nhân nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn về quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm. Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.

Ngành Hệ thống thông tin: Chỉ tiêu dự kiến 100 sinh viên. Đào tạo các cử nhân nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực quản lý các hệ thống thông tin.

Khoa Kinh tế: (Đại học quốc gia TP.HCM)

Ngành Quản trị kinh doanh: Chỉ tiêu dự kiến 200 sinh viên, khối thi tuyển: khối A, D1. Đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, có kỹ năng sâu về quản trị doanh nghiệp và biết tổ chức các hoạt động của một doanh nghiệp.

Đại học Nông Lâm TP.HCM: Theo Thạc sĩ Trần Thanh Phong, Trưởng phòng Đào tạo, năm 2006, Trường có 6 ngành và chuyên ngành mới: cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật ô tô, quản lý môi trường và du lịch sinh thái, sư phạm kỹ thuật công nghiệp, quản trị kinh doanh thương mại, kinh doanh nông nghiệp. Ngành sư phạm kỹ thuật được miễn học phí theo quy định. Ngành cơ điện tử tuyển 60 SV, công nghệ kỹ thuật ô tô: 60 SV, quản lý môi trường và du lịch sinh thái: 60 SV, sư phạm kỹ thuật công nghiệp: 50 SV, quản trị kinh doanh thương mại: 100 SV, kinh doanh nông nghiệp: 80 SV.

Đại học Sư phạm TP.HCM: Dự kiến mở thêm 3 ngành mới: quản lý giáo dục, quốc tế học và Việt Nam học. Ngành quản lý giáo dục đào tạo những cán bộ có khả năng tham gia quản lý học sinh, sinh viên, quản lý đào tạo và quản lý cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các công tác khác ở các trường: mầm non, tiểu học, phổ thông... Ngoài ra, sinh viên ra trường còn có khả năng quản lý chuyên môn, hành chính, nhân sự tại các sở, phòng GD-ĐT; giảng dạy khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý trong và ngoài ngành GD-ĐT.

Ngành quốc tế học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn nói chung, về lịch sử dân tộc Việt Nam và các nước trên thế giới, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đối ngoại. Sinh viên được đào tạo chuyên ngành này khi ra trường còn nắm vững và sử dụng được ngoại ngữ tiếng Anh trong công tác đối ngoại. Ngành Việt Nam học trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, nhất là các kiến thức cơ bản, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; làm hướng dẫn viên cho ngành du lịch; làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại,...

Đại học Dân lập Văn Lang: Có 4 chuyên ngành mới.

Ngành thiết kế thời trang (Fashion design): Đào tạo những nhà thiết kế, những cán bộ kỹ thuật cho công nghiệp may và thời trang. Đây là ngành học phù hợp với các bạn trẻ yêu thích mỹ thuật, thời trang.

Ngành thiết kế đồ họa (Graphics design): Thiết kế đồ họa mấy năm gần đây được xã hội chào đón nồng nhiệt bởi nhu cầu quảng cáo, từ các thiết kế giấy tờ văn phòng tới các lĩnh vực quảng bá cho kinh doanh. Chuyên gia thiết kế đồ họa có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực: báo chí, brochure, catalogue, poster, website v.v... Ngành này hiện nay đang được xã hội trọng dụng.

Ngành trang trí nội thất (Interrior design): Với chuyên ngành này, những thắc mắc sau thường được đặt ra: Học ra trường sẽ làm việc ở đâu? Có dễ tìm việc làm hay không?... Đây cũng là lĩnh vực mà dân kiến trúc thường “bao” luôn, vậy lấy đâu ra “cửa” cho mình chen vào? Việc phân phối công việc giữa kiến trúc sư và họa sĩ trang trí nội thất cũng có phần phức tạp. Hiện nay, rất ít chủ nhà nào chịu tốn thêm 1 khoản tiền nữa để trả cho công việc thiết kế nội thất căn nhà đó, thường thì họ phó mặc hết cho các kiến trúc sư. Tuy nhiên, đây là quan niệm đã cũ bởi khi đời sống ngày càng được nâng cao thì con người càng muốn sống đẹp và thưởng thức cái đẹp trong không gian sống của mình.

Nhà thiết kế nội thất sẽ chịu trách nhiệm trang trí trong căn nhà ấy dựa trên cơ sở kiến trúc của ngôi nhà, vì thế, ranh giới giữa hai nghề không phải lúc nào cũng tách bạch, mà có sự cộng tác, hỗ trợ cho nhau.

Ngành tạo dáng công nghiệp (Industrial design): Ngành này cũng giống như ngành đồ họa, tiềm ẩn một nhu cầu rất lớn, bởi tất cả những đồ dùng liên quan tới cuộc sống hằng ngày của chúng ta đều liên quan tới tạo dáng: từ chiếc ly uống trà, chén, muỗng thìa... tới các sản phẩm công nghiệp, thiết bị máy móc như quạt, bàn ủi, máy khoan, máy mài... Nền công nghiệp ở nước ta đang phát triển, vì vậy đây là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai.

Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM: Từ năm học 2006-2007 trường được đào tạo hệ chính quy ở trình độ cao đẳng các ngành (ngoài sư phạm): tiếng Anh, Việt Nam học, thư viện thông tin, khoa học máy tính, khoa học môi trường, kế toán và quản trị văn phòng.

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Có thêm ngành mới là công nghệ kỹ thuật máy tính. Sinh viên ra trường có khả năng thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống mạng, đồng thời, cũng có thể nghiên cứu, phát triển công nghệ kỹ thuật máy tính và đặc biệt là có khả năng để đào tạo cán bộ kỹ thuật máy tính.

Đại học Đà Lạt

- Ngành Quốc tế học: Đào tạo sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và có hệ thống về Khoa học xã hội - nhân văn, Quốc tế học (quan hệ quốc tế, lịch sử, văn hóa, kinh tế và luật phát quốc tế,...) sinh viên được trang bị các kỹ năng như: sử dụng thành thạo một ngoại ngữ để nghiên cứu chuyên môn, thực hành nghiệp vụ; phương pháp nghiên cứu các vấn đề quốc tế, phương pháp giao tiếp quốc tế, quan hệ đối ngoại...

- Ngành Xã hội học: Sinh viên được nắm vững phương pháp luận và kiến thức xã hội học, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng vận dụng kiến thức xã hội học trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng.

Đại học An Giang

Tuyển thí sinh khu vực ĐBSCL vào học chính quy hệ đại học các ngành mới: Quản trị kinh doanh (khối A), Chăn nuôi (B), Trồng trọt (B), Việt Nam học (A, D1).

Đại học Quy Nhơn: tăng thêm 4 ngành học năm 2006 là: Nông học, Công nghệ Kỹ thuật xây dựng, Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. Như vậy, Đại học Quy Nhơn trong năm 2006 sẽ có 38 ngành học, trong đó có 16 ngành sư phạm và 22 ngành ngoài sư phạm. Trường được tăng 500 chỉ tiêu so với năm trước, nâng tổng chi tiêu lên 2.800.

Đại học Tiền Giang:

Năm 2006 trường sẽ tuyển tổng cộng 2.930 sinh viên, học sinh ở ba bậc: đại học, cao đẳng và THCN.

Đối với hệ đại học, do mới thành lập nên trong khóa I chỉ tuyển hai ngành: sư phạm và kinh tế xã hội với 370 sinh viên. Trong đó, ngành sư phạm toán 80 sinh viên, sư phạm ngữ văn 40 sinh viên, kế toán 150 sinh viên, quản tri kinh doanh 100. Ngoại trừ ngành sư phạm ngữ văn thi khối C, các ngành còn lại đều thi khối A, theo đề thi chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những ngành học mới tuyển năm 2006.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO