Nhân giống cây thông đỏ để sản xuất thuốc chữa bệnh

<_o3a_p>| 06/11/2009 10:29

Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt đã trồng được 100.000 cây thông đỏ Taxus wallichiana Zucc. có chứa hoạt chất taxol và taxote với hàm lượng cao để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư. Ngoài ra, trung tâm này cũng đã xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu lá thông đỏ dùng để chiết xuất các hoạt chất này.

Theo thống kê của các nhà lâm nghiệp, hiện Lâm Đồng chỉ còn khoảng 300 cây thông đỏ tự nhiên, tập trung ở núi Voi (Đức Trọng) và thung lũng Phát Chi (giáp ranh Đơn Dương và thành phố Đà Lạt). Lâm Đồng cũng là nơi thông đỏ được phát hiện sớm nhất (1931). Sau đó nó cũng được tìm thấy rải rác ở rừng nguyên sinh Hoàng Liên Sơn (Lai Châu), rừng Pà Cò (Hòa Bình), Sa Pa (Lào Cai), Thài Phìn Tủng (Hà Giang), Mường Lượm (Sơn La)... Thông đỏ được ghi nhận có mặt ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, <_st13a_country-region w:st="on">Myanmar, <_st13a_country-region w:st="on">Nepal, <_st13a_country-region w:st="on">Afghanistan, <_st13a_country-region w:st="on">Philippines, <_st13a_country-region w:st="on">Indonesia và Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam). Tuy nhiên, rất ít quốc gia có thông đỏ có hoạt chất chữa ung thư. Khi Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc tại Đà Lạt trồng được thông đỏ Taxus wallichiana Zucc. có chứa hoạt chất taxol và taxote để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tìm đến... ThS. Vương Chí Hùng, giám đốc trung tâm, đã bảo vệ thành công đề tài “Nghiên cứu quy trình trồng cây thông đỏ Taxus wallichiana Zucc. để làm thuốc chữa bệnh”. Trong một lần đến thăm vườn bảo tồn nguồn gen dược liệu của trung tâm, GS. Munekazu Iinuma của Nhật Bản cho biết: “Những cây thông đỏ ở bên Nhật hoàn toàn không có hoạt chất trị bệnh như ở đây. Tôi hy vọng cây thông đỏ Đà Lạt có hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao hơn so với các nước khác trên thế giới”.

Được biết cây thông đỏ được trồng tại Tà Nung và Cam Ly với chế độ chăm sóc phân bón và nước tưới đầy đủ cho hàm lượng hoạt chất taxol và 10- DAB (Deacetyl Baccatyl III) cao gấp 2 - 4 lần so với cây thông đỏ tự nhiên, cao nhất trong lá là vào tháng 12. Trung tâm cũng chọn lọc được 4 dòng thông đỏ có hàm lượng taxol cao và 3 dòng có hàm lượng 10-DAB cao để khảo nghiệm và sản xuất giống thông đỏ. Hiện trung tâm đang tiến hành bảo tồn đa dạng sinh học 49 dòng thông đỏ có tại Lâm Đồng.

Lá thông đỏ có xuất xứ từ nuôi trồng nhân tạo theo điều kiện sản xuất nguyên liệu sạch đã được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận, cơ sở để trung tâm xúc tiến đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, tại Tà Nung và Cam Ly, trung tâm đã trồng được 100.000 cây thông đỏ; sau 15 - 18 tháng là có thể thu hoạch lá lần đầu, 2 - 2,5 tháng sau thu hoạch lần 2...

BÍCH VÂN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhân giống cây thông đỏ để sản xuất thuốc chữa bệnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO