Nguy cơ nghẽn mạch máu, hoại tử vì suy giãn tĩnh mạch

ĐÔNG HƯỜNG| 10/05/2017 09:17

Khoa Học Phổ Thông, khoa học, tạp chí, tin tức

KHPT-Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nếu không điều trị ngay dẫn đến huyết khối tích tụ trong lòng tĩnh mạch, gây loét, hoại tử. Huyết khối trong tĩnh mạch có thể trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Từ nhiều năm qua, bà Mai Thị Lược (sinh năm 1951, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã xuất hiện triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, nổi cục, nhưng nghĩ mình làm đồng áng nên bị bệnh thấp khớp. Thi thoảng đau nhức chân nhưng bà không quan tâm nhiều. 5 năm nay, cẳng chân bà xuất hiện nhiều vết loét sâu, có chỗ vết loét ăn tới xương.

Lúc này, bà nghĩ mình bị bệnh ngoài da nên tới bệnh viện da liễu thăm khám. Nằm viện 20 ngày, vết thương đã lành, nhưng chân thâm từng mảng. Hơn 1 năm sau, bà Lược lại bị chân khác, lúc này vì quãng thời gian chăm chồng ốm nên không để ý, vết thương của bà lớn và sâu hơn nhiều, thường xuyên ra nước, chảy mủ. Khi tới viện da liễu khám, họ chuyển bà sang bệnh viện khác.

Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh viện kết luận bà bị giãn tĩnh mạch chân với huyết khối mãn tính 70 - 80% trong lòng tĩnh mạch. Bà lại được chuyển cấp cứu tới bệnh viện khác để phẫu thuật. Tuy nhiên, tại đây bà không thể thực hiện được cuộc phẫu thuật vì chứng giãn tĩnh mạch đã quá lâu, vết loét nhiều.

Tương tự như bà Lược, anh Lê Hữu Đức (SN 1958, ngụ tại quận 12, TP.HCM) bị giãn tĩnh mạch chi nhưng không mổ được. Phát hiện bệnh đã lâu nhưng do chủ quan, đến khi đi khám ở bệnh viện, bác sĩ chỉ định phải mổ vì ngón chân cái của anh đang dần dần bị hoại tử, chân phải bị tắc nghẽn đến 98% và có dấu hiệu bị liệt. Nhưng bản thân anh lại mắc thêm bệnh cường giáp nên không thể thực hiện phẫu thuật.

Đây là 2 trong rất nhiều trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch chân do lương y Phạm Ngọc Khánh (Phòng khám YHCT Phước An Đường) điều trị khỏi, vì trước đó chủ quan dẫn đến biến chứng nặng nề. Theo lương y Khánh, chứng suy giãn tĩnh mạch sợ nhất là bị huyết khối, bệnh nhân sẽ đau đớn, chữa khó khăn và thời gian kéo dài.

Anh Đức cho biết: “Nhờ người giới thiệu, tôi tìm đến lương y Phạm Ngọc Khánh. Sau khi uống được 30 thang thuốc trong vòng một tháng, tình trạng bệnh của tôi đã chuyển biến tích cực. Hàng đêm, không còn phải vật lộn với những cơn đau nhức nữa, chân cũng đỡ sưng hơn. Bây giờ, tôi có thể tự mình đi lại được. Phần vết thương ở ngón chân đang bị hoại tử thì rụng xuống và vết thương ở ngón chân từ từ lành lại”.

Khi được bác sĩ cho biết sẽ không thể phẫu thuật, bà Lược rất hoang mang. Con gái bà mới lên Internet tìm hiểu về bài thuốc nam thì tìm thấy địa chỉ lương y Phạm Ngọc Khánh. “Tìm tới lương y Khánh, chỉ 2 tháng điều trị, chi phí khoảng 5 - 6 triệu đồng đôi chân của tôi đã lành lặn, những mảng thâm ngày trước trắng trở lại. Tôi đã đi siêu âm với kết quả huyết khối tĩnh mạch hoàn toàn hết. Hiện tại tôi sinh hoạt, lao động bình thường” - bà Lược chia sẻ.

Lương y Phạm Ngọc Khánh cho hay: “Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng, đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Hậu quả của nó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, gây ra các triệu chứng nhẹ như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút về ban đêm… còn nặng dẫn đến loét chân không lành, chảy máu dẫn đến hoại tử các ngón chân.

Để chữa trị căn bệnh này, tôi kết hợp cho bệnh nhân châm cứu và uống thuốc. Bài thuốc này gồm những loại thảo dược như rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, huyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo... Tùy vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của bệnh nhân mà cân đo liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Mỗi ngày người bệnh dùng 1 thang, chia thuốc thành 3 lần uống/ngày. Thuốc uống vào cơ thể rất tự nhiên, có khả năng dung nạp tốt, ít có tác dụng phụ. Trong quá trình đang điều trị, các bệnh nhân phải hạn chế tối đa dùng các chất kích thích, thức ăn có chất nóng, cay”.

Lương y Khánh khuyên, hãy đi khám ngay nếu thấy bất thường ở chân như: đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, ban đêm thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ nghẽn mạch máu, hoại tử vì suy giãn tĩnh mạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO