Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu đang đến gần

TÔN GIA QUYỀN| 29/07/2017 05:37

KHPTO - Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực tiếp theo trên thế giới. Các số liệu gần đây đã chứng minh rằng nguy cơ này là có thật.

Theo một báo cáo của tổ chức FAO, dân số thế giới sẽ tăng từ 7 tỉ người lên mức 9,7 tỉ trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2050. Chính điều này sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng trên diện rộng.

Sản xuất nông nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực ngày càng tăng của thế giới. Sản lượng nông nghiệp phải tăng lên 50% so với năm 2012, bằng không ước tính sẽ có khoảng 600 triệu người (gần gấp đôi dân số của Hoa Kỳ) bị suy dinh dưỡng trước năm 2030.

Vấn đề này trở nên trầm trọng hơn khi sản lượng nông nghiệp được dự đoán sẽ sụt giảm, do 3 nguyên nhân chính:

- Chất lượng đất canh tác ngày càng giảm do không thực hiện luân canh.

- Quá trình di cư từ nông thôn lên thành thị tiếp tục gia tăng khiến cho đất nông nghiệp bị bỏ hoang.

- Các vùng đất màu mỡ dần dần chuyển thành sa mạc, do hiện tượng phá rừng, biến đổi khí hậu và áp dụng các kỹ thuật canh tác không bền vững.

Ngoài ra, vào năm 2050, nhu cầu tiêu thụ thịt tại các quốc gia đang phát triển dự kiến sẽ tăng 50%.

Chăn nuôi và trồng trọt luôn có mối liên hệ chặt chẽ, khi nhu cầu gia súc gia cầm tăng thì nhu cầu các loại thực vật để làm thức ăn cho vật nuôi cũng tăng theo.

Góp phần tìm ra giải pháp cho thế giới

Để giải quyết vấn đề này của thế giới, ít nhất chúng ta cần thực hiện các công việc:

- Bảo vệ đất canh tác

- Tăng sản lượng nông nghiệp

- Sử dụng các biện pháp chăn nuôi bền vững

Theo chia sẻ từ đại diện của Công ty Ajinomoto, việc thực hiện các nhiệm vụ trên là trách nhiệm của các công ty lương thực toàn cầu.

Để thực hiện điều đó, Ajinomoto đã loại bỏ khái niệm “Phế thải”.

Tại Ajinomoto, định nghĩa về phế thải có nghĩa là rác thải đơn thuần. Trong quá trình sản xuất, Ajinomoto luôn tạo ra phế phẩm và họ cũng nỗ lực tìm ra những phương pháp để tận dụng các phế phẩm vì lợi ích của hành tinh chúng ta.

Câu chuyện ở Kyushu: Chất thải bốc mùi!

Quá trình chế biến phân hữu cơ rất đơn giản - chỉ cần trộn lẫn các loại thực vật với thức ăn thừa và phân chuồng, để hỗn hợp tự phân hủy thì bạn sẽ có một loại phân bón. Vấn đề duy nhất của loại phân này là mùi khó ngửi.

Trong nhiều năm liền, nhà máy của Ajinomoto ở Kyushu đã sản xuất ra một loại phân bón thể rắn từ các phế phẩm của quá trình lên men axit amin. Cách này đã giảm lượng chất thải nhưng lại tiêu thụ dầu nặng - một chất thải khác không tốt cho môi trường.

Ajinomoto đã tìm ra cách thay thế dầu nặng bằng cách trộn phân bón thể rắn với phân hữu cơ ở các trang trại địa phương. Nó có thể tiết kiệm được 600 kg dầu mỗi năm và giảm khoảng 2.000 tấn khí thải CO2 và loại bỏ được mùi khó chịu của amoniac trong phân hữu cơ.

Câu chuyện ở Braxin: Xử lý gốc rễ của vấn đề

Bổ sung axit amin vào các sản phẩm phụ sẽ kích thích quá trình mọc rễ, giúp cây sinh trưởng và tăng sản lượng tốt hơn vì cây có sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật tốt hơn và cho ra trái ngọt hơn.

Rễ cây có nhiệm vụ hút nước và các chất dinh dưỡng từ đất, rồi vận chuyển đến lá cây và quả trên cây.

Vấn đề là rễ cây và thân cây cũng sẽ hấp thụ một phần chất dinh dưỡng này như thuế vận chuyển.

Với nông dân thì họ chỉ quan tâm đến việc cây sinh trưởng khỏe mạnh, nhất là cho nhiều trái. Trái càng hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng thì chất lượng khi thu hoạch càng cao.

Tại Braxin, Ajinomoto đã phát triển một loại phân bón không cần hấp thụ qua rễ. Ajifol AminoGuard là phân bón được phun trực tiếp lên lá của các loại cây ăn trái, như dâu tây và cà chua, cung cấp axit amin trực tiếp ở những vị trí và bộ phận theo đúng mong muốn của các nông dân. Cách này giúp cây trồng tăng trưởng tốt, sản lượng thu hoạch cao.

Gia tăng sản lượng chăn nuôi

Protein là một chất thiết yếu cho sự sống của con người. Nguồn cung cấp protein nhiều nhất trong khẩu phần ăn của chúng ta là thịt động vật.

Khi dân số thế giới không ngừng tăng lên, nhu cầu các loại thịt gia súc gia cầm cũng tăng dẫn đến lượng thức ăn cho các loại động vật này cũng tăng theo.

“Đóng góp lớn nhất của chúng tôi cho ngành chăn nuôi bền vững là tạo ra nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Vật nuôi ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao sẽ tiêu thụ lượng thức ăn ít hơn, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới nền nông nghiệp”, đại diện Ajinomoto, chia sẻ.

Những câu chuyện trên chỉ là một vài ví dụ về cách mà Ajinomoto đã góp phần hỗ trợ một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta.

Đại diện Ajinomoto nói rằng: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) do Liên hiệp quốc đề ra, đặc biệt là các mục tiêu về ‘Cuộc sống khỏe mạnh’, ‘Nguồn thực phẩm’ và ‘Bền vững toàn cầu’ bằng việc sử dụng hiệu quả các sản phẩm đồng hành và các axit amin để cải thiện cây trồng, vật nuôi và đem lại lợi ích cho con người trên toàn thế giới. Ajinomoto sẽ không ngừng tìm kiếm các cơ hội để phục vụ thế giới, bắt đầu tại các cộng đồng nơi chúng tôi đang hoạt động”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu đang đến gần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO