Ngộ độc do nước bị ô nhiễm arsenic

08/07/2006 04:11

Tại Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam và Chile, arsenic (As) là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe người dân. Tháng 7/2000 UNICEF đã điều tra tình trạng nhiễm độc arsenic ở Việt Nam và kết luận arsenic có trong tất cả đất, đá, các trầm tích được hình thành từ nghìn năm trước, với nồng độ khác nhau. Arsenic được giải phóng từ đá vào các mạch nước ngầm. Vì vậy, mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm arsenic bất cứ lúc nào. Theo tiêu chuẩn mới công bố năm 2002 của Bộ Y tế, hàm lượng As trong nước sinh hoạt phải dưới 0,01 mg/l mới đạt yêu cầu.

Arsenic là một nguyên tố có trong thiên nhiên - không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực phẩm và

BỆNH NHIỄM ARSENIC

Theo từ điển Bách khoa dược học, thạch tín là tên gọi thông dùng chỉ nguyên tố arsenic, và cả hợp chất oxid hóa As2O3 - màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Arsenic là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất, khoảng 1 đến 2 mg arsenic/kg, là một chất rất độc (gấp 4 lần thủy ngân) khi uống một lượng arsenic bằng nửa hạt ngô (bắp), có thể chết ngay. Nhiễm độc arsenic cấp xảy ra do uống nước giếng bị đầu độc với liều 1,2 và 2,1 mg trong 1 lít nước đã được ghi nhận.

Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi arsenic sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh. Arsenic làm thay đổi cân bằng hệ thống enzym của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất. Kim loại nặng khi vào cơ thể thường tích lũy ở: gan, thận, não. Arsenic tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.

Nếu bị nhiễm độc arsenic với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da mặt xám, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư, cảm giác về sự di động bị rối loạn và ảnh hưởng đến thai nhi. Người uống nước ô nhiễm arsenic lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét).

có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Điều tra sơ bộ đã có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu khiến nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta nhiễm arsenic là do cấu tạo tự nhiên của địa chất. Tuy nhiên cũng không loại trừ ô nhiễm là do tác động của con người như gần các nhà máy hóa chất, những khu vực nông nghiệp sử dụng nhiều chất bảo quản thực vật, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước. Ngoài nước uống ra, arsenic được sử dụng trong thành phần của một số thuốc phun hoa quả, các hợp chất của arsenic được sử dụng trong công nghiệp như các hợp kim trong chế tạo đài bán dẫn, máy laser, cũng như trong sản xuất kính, vải vóc, hồ dán kim loại, chất bảo quản gỗ và vũ khí sẽ làm tăng hàm lượng của nó trong đất.Chúng còn được sử dụng hạn chế trong thuốc trừ sâu, chất phụ gia trong thức ăn gia súc và trong các dược phẩm. Các thầy lang còn cho cả “thần sa”, “chu sa” (các chất chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, arsenic) vào các viên thuốc tễ, gây nên rối loạn nội tiết, rối loạn trao đổi chất, hạn chế khả năng sinh sản, gây suy thận, ung thư gan... Theo kết quả điều tra mới đây, thủy ngân và arsenic có trong nhiều vị thuốc đang lưu hành với hàm lượng cao gấp 300 - 500 lần tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Các vị thuốc chứa nhiều thủy ngân nhất là kinh phấn và thăng dược, chứa nhiều arsenic nhất là hùng hoàng, thư hoàng, dự thạch... Đã không ít người bỏ mạng do nhiễm độc cùng một lúc 3 loại chất độc là chì, arsenic, thủy ngân vì sử dụng thuốc tự bào chế mua ở cửa hiệu thuốc nam. Các thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng cũng gây hại cho cơ thể không kém. Đem thạch cao vốn dùng để chế biến các loại thực phẩm từ đậu nành đi thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TT3) cho thấy, trong 1 kg thạch cao có 89,8% sulfat calci (CaSO4), 17 mg kẽm, 8 mg đồng, 4 mg chì và 0,9 mg arsenic... Trong khi đó, theo quy định hiện hành, những chất như kẽm, đồng, chì, arsenic bị giới hạn rất thấp trong thực phẩm, như arsenic là 0,05 mg/l... Vượt quá những giới hạn này có thể gây ngộ độc, gây ung thư...

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO cứ 10.000 người thì có 6 người bị ung thư do sử dụng nước ăn có nồng độ arsenic lớn hơn 0,01 mg/l nước.

Nguy cơ nhiễm arsenic trên cả nước

Do cấu tạo tự nhiên của địa chất, nhiều vùng ở nước ta nước ngầm bị nhiễm arsenic. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng hơn 1 triệu giếng khoan.Nhiều giếng trong số này có nồng độ arsenic cao hơn từ 20 - 50 lần nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (0,01 mg/l) và 10 - 15 lần so với tiêu chuẩn của VN (0,05 mg/l) gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của cộng đồng. Bởi sau 5 - 10 năm dùng nước nhiễm arsenic mới nhận ra những dấu hiệu bệnh tật. Vùng nước nhiễm arsenic ở ta khá rộng, nên việc cảnh báo nhiễm độc từ nước giếng khoan cho khoảng 10 triệu người đang sử dụng là rất cần thiết. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, châu thổ sông Hồng có nhiều giếng khoan có hàm lượng arsenic vượt quá tiêu chuẩn hướng dẫn của WHO. Những vùng bị nhiễm nghiêm trọng nhất là phía nam Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cũng phát hiện nhiều giếng khoan có nồng độ arsenic cao nằm ở Đồng Tháp và An Giang. Sự ô nhiễm arsenic ở miền Bắc hiện phổ biến hơn và cao hơn miền Nam. 1/4 số hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước ngầm không xử lý ở ngoại thành Hà Nội đã bị ô nhiễm arsenic, tập trung nhiều ở phía nam thành phố (20,6%), huyện Thanh Trì (41%) và Gia Lâm (18,5%), (qua hệ thống xử lý đơn giản nhiễm As khoảng 5%, không qua xử lý nhiễm 26%). Điều nguy hiểm là arsenic không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước, cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên không thể phát hiện. Bởi vậy, các nhà khoa học còn gọi arsenic là “sát thủ vô hình”. Hiện nay, khoảng 13,5% dân số Việt Nam (10 - 15 triệu người) đang sử dụng nước ăn từ nước giếng khoan, rất dễ bị nhiễm arsenic.

Giải pháp loại arsenic ra khỏi nước ngầm

Theo Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, dùng phương pháp oxy hóa thông thường và ánh sáng mặt trời có thể loại trừ được các tạp chất, đặc biệt là arsenic ra khỏi nước ngầm. Arsenic có thể được hấp thụ lên bề mặt của các vật liệu dạng hạt (hạt sét hay vật liệu gốc celluloz), bởi vậy theo chỉ cần dùng phương pháp lọc bằng cách cho nước thô đi qua khối vật liệu bằng cát, than hoạt tính, vải lọc để giữ lại các chất bẩn như bùn, sét, các hạt hữu cơ, các hợp chất kết tủa của sắt và mangan, vi khuẩn và arsenic. Bên cạnh đó, chỉ cần sục không khí vào nước, có thể oxy hóa arsenic và sắt có trong nước. Phản ứng oxy hóa quang hóa được tăng cường hiệu suất khi nhỏ thêm vài giọt chanh hoặc nước vôi đặc.

Các gia đình phải dùng nước giếng khoan nên xử lý bằng phương pháp sục khí, giàn mưa, bồn lắng, lọc..., vừa để khử sắt, vừa loại bỏ được arsenic trong nước. Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học công nghiệp đã nghiên cứu và sản xuất thành công bộ lọc arsenic. Tuy nhiên cũng có những phương pháp không cần đến thiết bị lọc mà các hộ gia đình đều có thể tự làm được, nên sử dụng bể lọc kiểu Unicef với cát, sạn, sỏi, than hoạt tính. Phương pháp lọc này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, làm lượng arsenic giảm 60 - 70% do arsenic trong nước sẽ bám vào lớp oxid sắt và giữ lại ở đó. Cần lưu ý thau rửa bể lọc 6 tháng/lần đối với nước nhiễm sắt nặng, 1 - 3 tháng/lần đối với nguồn nước nhiễm sắt ít hơn, và khối lượng của các lớp cát, sạn, sỏi, than hoạt tính... trong bể lọc để hiệu quả lọc tốt hơn (mỗi lớp dày 20 - 30 cm).

- Ở hộ gia đình dùng bơm điện: Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150 - 200 lỗ có đường kính từ 1,5 đến 2 mm, tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Dưới cùng bể lọc là lớp sỏi đỡ dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp cát dày khoảng 2,5 - 3 gang.

- Ở hộ gia đình dùng bơm tay: Cho nước từ vòi bơm rót vào máng mưa có nhiều lỗ nhỏ để không khí dễ tan vào nước, phát huy hiệu quả oxy hóa của không khí.

Bằng những biện pháp đơn giản, ít tốn kém và rất hiệu quả trên, arsenic sẽ không còn là “sát thủ vô hình” nữa. Vấn đề thiếu nước sinh hoạt và ô nhiễm arsenic buộc nhiều thành phố phải nghĩ đến việc khai thác nước ở các tầng sâu hơn mà trước mắt là tầng neogen - tầng nước phía dưới tiếp sau tầng qp2 - mặc dù tầng chứa nước này không thuộc loại nhiều nhưng chất lượng tốt, nguy cơ ô nhiễm ít.

Bể lọc đúng quy cách không khó làm và có thể xử lý được tới 90% arsenic trong nước.

Tuy nhiên với thu nhập hơn hai triệu đồng/người/năm, một bể chứa nước mưa 4 m3 với chi phí hơn hai triệu đồng là quá lớn với nhiều gia đình.

Bộ Tài nguyên và môi trường đang soạn thảo đề án quốc gia “Giảm thiểu tác hại của arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở VN”, tham gia thực hiện dự án có Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế.... Đề án sẽ ưu tiên giải quyết cho khu vực Đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ và một số vùng núi, vùng mỏ. ó

Giải độc arsenic bằng arsenicum album

Đại học Kalyani, Ấn Độ, đã tìm ra một phương pháp hiệu quả và rẻ tiền giải độc arsenic trong cơ thể của những người sử dụng nước ngầm ô nhiễm. “Thuốc giải độc arsenicum album không chỉ có khả năng loại bỏ arsenic khỏi cơ thể mà còn hạn chế tác động gây bệnh ở chuột”. Nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm lâm sàng trên những người tình nguyện đang sống ở các khu vực ô nhiễm arsenic.

Trong trường hợp đã bị nhiễm độc arsenic, muốn giảm bớt các triệu chứng của bệnh do arsenic, người bệnh cần được đảm bảo chế độ ăn uống thật tốt, giảm protein, bổ sung các vitamin để giúp cơ thể thải loại arsenic nhanh hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng thuốc giúp gan thải arsenic ra khỏi cơ thể như thuốc DMPS và DMSA. Tuy nhiên phải có sự hướng dẫn của bác sĩ vì đây là những loại thuốc có thể gây ra nhiều phản ứng phụ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngộ độc do nước bị ô nhiễm arsenic
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO